Minh chứng rõ nhất: ở nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng cấp tỉnh đạt 12% đã tăng lên 17,3% nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó có 1/14 nằm trong Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy (1/3 Phó bí thư Tỉnh ủy là nữ, đạt tỷ lệ 33,33%). Cấp huyện tăng được 0,65% so nhiệm kỳ trước và cấp xã tăng từ 21% lên 23%. Đại biểu Quốc hội và HĐND tăng, cụ thể nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016) là 18,18% tăng lên 27,3% Khóa XIV (2016-2021). Nữ đại biểu HĐND tỉnh tăng từ 30% nhiệm kỳ 2011-2016 lên 34,5% nhiệm kỳ 2016-2021. Cấp huyện tăng từ 27% lên 31,2% nhiệm kỳ 2016-2021; cấp xã từ 25% lên 30,1% trong nhiệm kỳ 2016-2021. Nhiều huyện có tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp cao như Vĩnh Cửu chiếm 89,7%; Long Khánh chiếm 88,1%; Long Thành 70,2%; Xuân Lộc 69,4%....
Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh nhìn nhận, có được những kết quả tích cực trên nhờ sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng nguồn cán bộ nữ. Nhiều nữ cán bộ đảm đương tốt vị trí, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao như các trường hợp: Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp, nguyên Bí thư Huyện ủy Thống Nhất; Bí thư Huyện ủy Cẩm Mỹ, nguyên Phó giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Thị Hoàng hoặc các trường hợp Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Long Thành Nguyễn Thị Hoàng Trinh....các chị đã và đang đóng góp tích cực cho địa phương, cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển, tiến bộ.
Bình đẳng trong kinh tế, lao động
Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Huỳnh Văn Tịnh dẫn chứng nhiều trường hợp nữ đang nắm giữ các cương vị Tổng, Phó tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT các tập đoàn kinh tế lớn của tỉnh, đóng góp vai trò, vị trí trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, lao động việc làm, nộp ngân sách, đi đầu trong các hoạt động xã hội từ thiện. Trường hợp của đại biểu Quốc hội, Tổng giám đốc Tổng công ty Sonadezi Đỗ Thị Thu Hằng; Giám đốc Công ty trách nhiệm thương mại xuất nhập khẩu Thành Công- Hồng Nhung Vũ Thị Bích Nhuần và nhiều trường hợp khác, họ đang ngày đêm đưa con thuyền doanh nghiệp hội nhập ra biển lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước.
Suốt chặng đường 10 năm thực hiện Luật BĐG, Đồng Nai có nhiều hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Nổi bật là việc hỗ trợ phụ nữ vay vốn sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh, như: quản lý 38.096 hộ vay với tổng số tiền trên 700 tỷ đồng; có 19.256 lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ vay với số tiền trên 75 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, trong đó có 7.747 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo vươn lên làm kinh tế có thu nhập khá; thành lập trên 7000 tổ tiết kiệm với 123.585 thành viên tham gia nguồn vốn gần 65 tỷ đồng; xây dựng 3 mô hình tạo việc làm sau dạy nghề cho phụ nữ theo đề án 295 của Chính phủ.
Lao động nữ chiếm số đông trong hoạt động kinh tế
Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 900.000 lao động, trong đó có khoảng 557.000 lao động nữ (61,3%). Trong giai đoạn 2011-2016, tuyển mới trên 406.000 người học nghề, trong đó có 173.362 nữ (42%); trên 377.000 người tốt nghiệp (nữ chiếm 36%); 22.939 lao động nữ/tổng số 49.148 lao động nông thôn được đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ, trong đó nữ dưới 45 tuổi chiếm 67,2%; có 6.080 doanh nghiệp do nữ đăng ký làm chủ, chiếm 22,9% tổng số doanh nghiệp mới được thành lập; giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 2,57% (năm 2012) xuống còn 2,48% (năm 2016) và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 90% (năm 2012) lên 97% (năm 2016); tổ chức 2.866 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ được quy định trong Bộ luật lao động, đồng thời tham gia giải quyết các kiến nghị của lao động nữ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ....Công tác BĐG trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin truyền thông, gia đình và năng lực quản lý Nhà nước về BĐG có chuyển biến tích cực.
Giám đốc Sở LĐ-TBXH Huỳnh Văn Tịnh cho rằng, tổng kết 10 năm là dịp nhìn nhận lại việc thực hiện Luật, tìm ra những điểm còn hạn chế, từng bước khắc phục tiếp tục đưa Luật vào thực tiễn. Trong đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐG được quan tâm, tuyên truyền cần chú ý từng nhóm cụ thể như cán bộ công chức, viên chức khác với công nhân lao động; vùng thành thị khác với khu vực nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc. “Trong thực hiện chú trọng lồng ghép giới vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động việc làm, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng.... như vậy, công tác BĐG mới thực sự có ý nghĩa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn”, ông Tịnh nhấn mạnh.
Tại buổi lễ tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, UBND tỉnh ghi nhận, khen thưởng cho 67 tập thể và 50 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Luật BĐG trên địa bàn trong thời gian qua.
N. Trinh
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh