Đồng Tháp: Phát triển làng nghề để giải quyết việc làm cho người lao động
Tỉnh Đồng Tháp có 43 làng nghề tiểu thủ công đã được công nhận, trong đó có 25 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống, với các sản phẩm khá đa dạng như: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ… với 11.647 lao động tham gia.
Trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2017, công tác truyền nghề, dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp cùng với các ngành, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho 14.723 lao động, trong đó đã đào tạo cho hơn 1.953 lao động, với các làng nghề như: sửa kiểng bon sai, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và các khóm ấp có làng nghề.
Bên cạnh đó, có 12.351 hội viên phụ nữ được tư vấn, truyền nghề, giới thiệu việc làm với các nghề như: dệt chiếu, đan ghế nhựa, đan bội tre, đan giỏ nhựa, đan lụt bình, dệt thảm lau chân, trồng hoa kiểng… đã giúp cho 10.533 người có việc làm ổn định, đạt tỷ lệ 85,28%.
Trong năm 2017, công tác truyền nghề, dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp cùng với các ngành, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho 14.723 lao động, trong đó đã đào tạo cho hơn 1.953 lao động, với các làng nghề như: sửa kiểng bon sai, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và các khóm ấp có làng nghề.
Bên cạnh đó, có 12.351 hội viên phụ nữ được tư vấn, truyền nghề, giới thiệu việc làm với các nghề như: dệt chiếu, đan ghế nhựa, đan bội tre, đan giỏ nhựa, đan lụt bình, dệt thảm lau chân, trồng hoa kiểng… đã giúp cho 10.533 người có việc làm ổn định, đạt tỷ lệ 85,28%.
Không chỉ chú trọn, công tác truyền nghề, dạy nghề, tỉnh đã tăng cường chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề khi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế.
Công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển làng nghề được quan tâm đúng mức; triển khai nhiều đề tài, dự án phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm bột, làng hoa Sa Đéc, nghề làm khô (kho cá lóc, cá sặc rằn), duy trì mở các lớp tập huấn kiến thức, hỗ trợ vay vốn để duy trì nghề truyền thống như hỗ trợ mua máy chẻ tre, trúc, xây dựng mô hình trình diễn giống mới tại làng hoa Sa Đéc, đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất hoa kiểng …nhằm giảm bớt công lao động, giảm chi phí, nâng cao sản lương, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm tiêu biểu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng và hình thức; khuyến khích công tác khởi nghiệp từ các nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển hạ tầng và bảo vệ môi trường sản xuất làng nghề…
Nhờ việc triển khai tốt các chính sách khuyến khích trong công tác dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và các khóm, ấp có nghề được chính quyền các cấp, các hội đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; từng bước duy trì bảo tồn làng nghề truyền thống đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm phù hợp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.
Công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển làng nghề được quan tâm đúng mức; triển khai nhiều đề tài, dự án phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm bột, làng hoa Sa Đéc, nghề làm khô (kho cá lóc, cá sặc rằn), duy trì mở các lớp tập huấn kiến thức, hỗ trợ vay vốn để duy trì nghề truyền thống như hỗ trợ mua máy chẻ tre, trúc, xây dựng mô hình trình diễn giống mới tại làng hoa Sa Đéc, đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để sản xuất hoa kiểng …nhằm giảm bớt công lao động, giảm chi phí, nâng cao sản lương, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm tiêu biểu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng và hình thức; khuyến khích công tác khởi nghiệp từ các nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển hạ tầng và bảo vệ môi trường sản xuất làng nghề…
Nhờ việc triển khai tốt các chính sách khuyến khích trong công tác dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống và các khóm, ấp có nghề được chính quyền các cấp, các hội đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; từng bước duy trì bảo tồn làng nghề truyền thống đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm phù hợp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.
Nguyễn Toàn
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48