Hà Giang tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
(LĐXH)- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thuờng xuyên đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, chính sách và chế độ bảo hộ lao động.
Xác định nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất, kinh doanh là đảm bảo ATVSLĐ, tỉnh Hà Giang đã quan tâm xây dựng và thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý ATVSLĐ, triển khai huấn luyện ATVSLĐ đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về mất an toàn, dễ dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động, xử lý những tình huống trong quá trình sản xuất… Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi doanh nghiệp, người lao động và góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của do tai nạn lao động gây ra.
Do đặc thù công việc, người lao động Công ty Cổ phần in Hà Giang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố độc hại, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Công ty hiện có 35 cán bộ, nhân viên, người lao động, trong đó có 27 người trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng. Để đảm bảo ATVSLĐ, Công ty thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên về ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, như: Quần áo, giày, mũ, khẩu trang, găng tay; tủ sách hướng dẫn ATVSLĐ; thực hiện mô hình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tiết kiệm thời gian, tạo tinh thần làm việc cởi mở, nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
Người lao động Công ty Cổ phần in Hà Giang được làm việc trong môi trường an toàn
Thực hiện Luật ATVSLĐ, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, ngành, doanh nghiệp và NLĐ thực hiện công tác ATVSLĐ; thành lập Hội đồng ATVSLĐ của tỉnh; xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm với mục đích đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, triển khai Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đến doanh nghiệp và người lao động; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc; thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất.
Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Tháng hành động ATVSLĐ hàng năm góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của người sử dụng lao động và người lao động về xây dựng môi trường làm việc an toàn; giảm tai nạn lao động. Các doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị chức năng, tổ chức huấn luyện, tập huấn ATVSLĐ; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ; đo kiểm tra môi trường lao động và lấy mẫu xét nghiệm độc hại. Các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố tổ chức hàng chục cuộc kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ tại các đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm liên quan đến ATVSLĐ. Các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, đầu tư trang thiết bị, trang bị phương tiện bảo hộ lao động; xây dựng nội quy, quy trình vận hành các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu về ATVSLĐ; trang bị tủ thuốc, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện huấn luyện, tập huấn an toàn lao động; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; thường xuyên kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị để kịp thời phát hiện và khắc phục khó khăn, hư hỏng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với các vị trí làm việc, hạng mục có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó trưởng Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao động – TBXH Hà Giang), trao đổi: Công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, từng bước hình thành phong trào thi đua bảo đảm ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Bên cạnh việc đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến đảm bảo ATVSLĐ và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, chủ động thực hiện các hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tai nạn lao động, thực hiện huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, trang bị phương tiện cá nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo các loại máy móc tại doanh nghiệp được sử dụng, vận hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Qua đó đã hạn chế được các tai nạn, sự cố đặc biệt nghiêm trọng, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, tần suất tai nạn lao động năm sau giảm so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, theo báo cáo của các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn lao động làm 2 người chết, trong đó tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động 2 vụ, làm 2 người chết.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46