Hà Nam tăng cường giải pháp thực hiện phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
(LĐXH)- Ngày 27/9/2021, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch 2543/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 trên đại bàn tỉnh. Qua đó nhằm kiểm soát, giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội…
Cụ thể, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 300/100.000 trẻ em và 250/100.000 trẻ em vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 15/100.000 trẻ em và 13/100.000 trẻ em vào năm 2030. Hàng năm giảm từ 5-10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ; giảm 10% số trẻ em tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030. Phấn đấu có 70% ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 100% trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; xây dựng thành công từ 10 đến 12 mô hình điểm xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn.
Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, có 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em và 95% vào năm 2030; 90% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 và 95% vào năm 2030; 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030, 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030; 100% trẻ em sử dụng áo phao hoặc cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy.
Dạy bơi cho trẻ em là một trong những cách phòng chống tai nạn đuối nước
Các giải pháp mà tỉnh Hà Nam đưa ra để thực hiện đạt các mục tiêu trên, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là phòng chống đuối nước trẻ em. Lồng ghép các mục tiêu phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong cộng đồng, trường học, gia đình và trẻ em dưới nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt đuối nước trẻ em; phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Bên cạnh đó, kiện toàn hệ thống sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khỏe cho trẻ em do tai nạn, thương tích.
Vận động nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng, người dân trong thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nam cung cấp nội dung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động truyền thông; xây dựng, in ấn và cung cấp tài liệu liên quan đến công tác phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em; tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng chống đuối nước trẻ em; xây dựng Ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Hướng dẫn, nâng cao năng lực, kỹ năng kiến thức về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của Ngành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí về Ngôi nhà an toàn…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
06-01-2025 20:34 23
-
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
07-01-2025 09:06 13
-
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
06-01-2025 10:28 35
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46