Hà Nội: Rộn ràng không khí thổi cơm thi tại làng Thị Cấm
06:35 PM 05/02/2025
(LĐXH) - Cứ đến ngày mùng 8 Âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại nô nức mở hội thổi cơm thi truyền thống.
Sáng 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), lễ hội làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra với các nghi lễ truyền thống, nổi bật là hội thi thổi cơm được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Hội thi được tổ chức nhằm tri ân tướng quân Phan Tây Nhạc, một vị tướng từ thời Hùng Vương có công giúp nước.Cuộc thi gồm 4 đội tham dự tương ứng với 4 tổ dân phố trên địa bàn phường. Mỗi đội mang một màu sắc trang phục khác nhau để tham gia 3 phần thi chính là chạy thi lấy nước, thi kéo lửa và thổi cơm thi.Trong đó, phần thi kéo lửa được coi là phần thi hấp dẫn nhất.Để kéo ra lửa, các đội lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên, một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu và kéo để ma sát tạo ra lửa. Khi thấy có khói bốc lên thì dừng lại và thổi cho lửa bùng lên, rồi sau đó dùng mồi lửa để nấu cơm.Ông Bùi Thanh Liêm (Phó Ban tổ chức lễ hội làng Thị Cấm) cho hay: “Hội thi thổi cơm được chúng tôi duy trì nhiều đời nay để tưởng nhớ đến công lao to lớn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Qua đó, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước.Điểm khác biệt của hội thi thổi cơm làng Thị Cấm là mọi công đoạn đều được thực hiện thô sơ nhất, ông Liêm chia sẻ thêm.Gạo được sàng lọc kĩ càng trước khi nấu.Tất cả các công đoạn đều yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ. Thóc được sử dụng trong hội thi được chính người dân làng Thị Cấm gieo trồng và tuyển chọn kĩ càng.Gạo được vo sạch trước khi cho vào nồi.Anh Nguyễn Minh Ngọc (Tổ dân phố số 3) chia sẻ: “ Tôi rất là vinh dự khi được đại diện cho tổ dân phố tham gia hội thi. Đây là dịp để con cháu chúng tôi gìn giữ và phát huy những truyền thống quý báu mà cha ông ta để lại. Đây là những nét văn hóa có ý nghĩa sâu sắc nhằm cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu”.Các đội thi đốt rơm lấy tro để vùi nồi cơm cho chín. Ngoài ra, các đội còn đốt thêm các đống rơm giả không có nồi nhằm đánh lạc hướng ban giám khảo để cơm có nhiều thời gian ủ sẽ ngon hơn.Sau một tuần hương, các thành viên trong ban giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm trong các đống tro.
Cơm sau đó sẽ được mang vào đình để dâng lên Thành hoàng làng và chấm điểm công khai trước toàn dân.Bà Nguyễn Thị Lý (65 tuổi, tổ trưởng tổ thi số 1) chia sẻ: Để nấu một nồi cơm ngon, chất lượng yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn từ lấy nước, kéo lửa, nấu cơm,... Với hơn 25 năm kinh nghiệm nấu cơm phục vụ Thánh thì các thành viên trong tổ số 1 chúng tôi tự hào khi là tổ giành chiến thắng trong phần thi ngày hôm nay”.