Rối ren giữa "ma trận" sách ôn thi
Trước những thay đổi về quy định dạy thêm, nhiều học sinh phải tìm đến sách tham khảo để tự ôn tập. Tuy nhiên, giữa hàng loạt tựa sách với những lời quảng cáo hấp dẫn như "bứt phá điểm số", "chinh phục kỳ thi dễ dàng", "làm chủ kỳ thi HSA"... việc chọn lựa tài liệu phù hợp lại trở thành một bài toán khó.
Hoàng Tuấn Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Mỗ Lao (Hà Nội), chia sẻ: "Em đã tham khảo ý kiến của các anh chị khóa trước nhưng khi tìm mua lại thấy có quá nhiều loại sách khác nhau. Bạn bè mỗi người lại dùng một loại khiến em hoang mang không biết nên học sách nào cho đúng và đủ kiến thức".

Không chỉ quá tải về số lượng và nội dung, giá cả sách ôn thi cũng rất chênh lệch. Một đầu sách có thể được bày bán với nhiều mức giá khác nhau trên các sàn thương mại điện tử, các hội nhóm thanh lý sách, hoặc đi kèm khóa học trực tuyến. Điều này khiến cả học sinh lẫn phụ huynh lo ngại về chất lượng tài liệu ôn tập.

Chị Nguyễn Thị Hồng, giáo viên cấp 3 tại Hà Nội, khuyến nghị: "Phụ huynh nên ưu tiên chọn mua sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành tại các nhà sách uy tín. Ngoài ra, việc động viên con ôn tập theo chương trình chính khóa cũng rất quan trọng bởi theo tinh thần của Thông tư 29, nội dung thi sẽ bám sát chương trình học, tránh tình trạng "học một đằng, thi một nẻo" như trước đây.
Sốt ruột chờ thầy cô... đăng ký kinh doanh
Theo thông tư số 29, những giáo viên trường công lập dạy thêm tại nhà không có giấy phép kinh doanh bị xem là trái quy định. Thay đổi này buộc nhiều thầy cô phải nhanh chóng tìm cách “đầu quân” về các trung tâm giáo dục để giảm bớt gánh nặng thủ tục, hoặc phải tự thân đăng ký kinh doanh cho lớp học thêm của mình.
Trong khi đó, tháng 2 là thời gian nước rút với nhiều học sinh đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội... Vì thế, việc chờ đợi các thầy cô làm thủ tục đăng ký kinh doanh, mở lại lớp học dường như gây áp lực tâm lý không nhỏ tới các em học sinh.
Em Nguyễn Quỳnh Mai (TP Yên Bái) cho biết: “Hiện tại em chỉ có thể tự học và chờ thầy cô thông báo về việc học thêm, trước giờ em đang theo thói quen đi học nên việc tự ôn tập có phần khó khăn, mà kỳ thi thì đang đến gần nên em càng mông lung hơn.”
Tương tự, học sinh Trần Thuỳ Dương (Hà Nội) bày tỏ: "Kỳ thi đánh giá năng lực có tính cạnh tranh cao, cần lộ trình ôn tập rõ ràng, nếu không có thầy cô hướng dẫn, chỉ dựa vào tài liệu thì chẳng khác nào đi xe máy không đội mũ bảo hiểm - vừa rủi ro, vừa thiếu an toàn".

Từ tháng 2 đến tháng 6/2025, các kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy của nhiều trường đại học lớn trên cả nước sẽ lần lượt diễn ra. Mở đầu là kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội vào ngày 8-9/3/2025. Ngay sau đó, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 6 đợt, trải dài từ ngày 15/3 - 18/5/2025, tại nhiều địa điểm trên cả nước.
Trịnh Hải
-
Học sinh cấp 1 không còn học thêm, trường trông giữ sau giờ
21-02-2025 07:36 48 -
Giáo viên Hà Nội loay hoay sau lệnh cấm dạy thêm
20-02-2025 07:35 24 -
Học sinh chật vật 'tìm sách, tìm thầy' trước kỳ thi đánh giá năng lực 2025
19-02-2025 07:33 41
-
Ký kết hợp tác toàn diện giữa Trường Cao đẳng Quảng Nam và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
11-02-2025 17:42 46 -
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Tổ chức Tết trồng cây và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Bài Chòi
07-02-2025 11:38 29 -
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Mục tiêu cụ thể, kế hoạch rõ ràng, giải pháp tối ưu… hướng đến sự phát triển bền vững
04-02-2025 10:40 25