Long An: 90% xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm
(LĐXH)- Nguồn tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Long An cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục- Lao động – Xã hội tỉnh đã tiếp nhận mới 75 học viên (trong đó, có 19 đối tượng tự nguyện, 56 bắt buộc), nâng tổng số học viên ở Trung tâm đang cai nghiện lên113 người (trong đó, có 21 người cai tự nguyện, 92 bắt buộc); Giải quyết cho 46 học viên chấp hành xong quyết định về tái hòa nhập cộng đồng (trong đó, có 4 tự nguyện, 32 bắt buộc).
Hiện trung tâm đang quản lý 67 học viên ( trong đó, có 07 tự nguyện, 60 bắt buộc). Trong số các đối tượng trở về tái hòa nhập cộng đồng, các địa phương đã ra quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú cho 32 lượt người. Cùng với đó, toàn tỉnh hiện có 192/192 xã, phường, thị trấn thành lập Tổ công tác cai nghiện theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ; tổ chức tư vấn, tham vấn cho người nghiện ma tuý tại cộng đồng.
Đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh cũng đã tiến hành tổ chức 139 cuộc kiểm tra tại 475 cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã phát hiện 26 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 164 triệu đồng, lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động 01cơ sở karaoke do chưa đủ các thủ tục hoạt động. Ngoài ra, còn điều tra, triệt phá 14 tụ điểm hoạt động mại dâm, khởi tố 09 đối tượng môi giới, chủ chứa, xử lý vi phạm hành chính 06 tụ điểm với 63 người mua bán, dâm và môi giới không thường xuyên.
Trong 9 tháng đầu năm, tỉnh cũng đã tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống ma túy với nhiều hình thức tuyên truyền như qua loa phát thanh, xe lưu động, tổ chức mít tinh, diễu hành, hoạt động văn nghệ thể thao,… với hơn 10.431 người tham dự. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tuyên truyền 5.258 cuộc với 105.367 lượt người tham dự. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục- Lao động – Xã hội tỉnh đã tổ chức 15 cuộc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy và tư vấn cho học viên về cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội với 327 lượt học viên tham dự. Tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng với 125 lượt học viên tham gia. Tổ chức 01 cuộc thi kiến thức tìm hiểu pháp luật phòng, chống ma túy, hiểm họa của ma túy, tác hại của các loại ma túy có 35 học viên tham dự.
Năm 2016, Long An cũng xây dựng mới 10 xã phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; duy trì 90% số xã phường lành mạnh của năm trước; 80% xã, phường, thị trấn đạt chuyển hóa mạnh. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ ở các trạm y tế cấp xã của tỉnh vẫn chưa được chuẩn bị để thực hiện quy trình hỗ trợ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, chưa chỉ đạo quyết liệt, đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hành chính liên quan đến mại dâm dẫn đến tồn tại các tụ điểm mại dâm.
Trong 3 tháng còn lại của năm 2016, tỉnh Long An tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, điều trị cho học viên (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) trong thời gian cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội, đảm bảo chất lượng công tác cai nghiện. Vận động gia đình và người nghiện ma túy đăng ký tham gia cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội và cộng đồng. Phối hợp với địa phương bàn giao học viên về cộng đồng để tiếp tục tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý, giải quyết việc làm,... Theo dõi, nắm tình hình, tổ chức kiểm tra các tụ điểm có nguy cơ dẫn đến tệ nạn mại dâm nhằm góp phần ngăn chặn, kéo giảm tình hình phát sinh tệ nạn xã hội; đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra triệt xóa tệ nạn xã hội ở các địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội; tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tệ nạn xã hội cho cán bộ chuyên trách cơ sở; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội tại tuyến cơ sở. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả của các ngành, đoàn thể trong thực hiện các kế hoạch, nghị quyết liên tịch phòng, chống tội phạm ma túy, tệ nạn ma túy và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; lồng ghép công tác phòng,chốngtệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như giảm nghèo, tạo việc làm,…góp phần phòng, chống hiệu quả tệ nạn xã hội tại từng địa bàn, khu vực. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về giai đoạn 2016 – 2020./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03
-
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
06-11-2024 11:21 52