Nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Quảng Ninh
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo cơ hội thuận lợi cho phụ nữ và trẻ em gái phát huy năng lực đối với sự phát triển của cộng đồng. Thông qua công tác truyền thông, nhận thức, hành động của gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới giữa nam giới và phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thu hẹp...
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã tổ chức trên 300 hội nghị tập huấn, nâng cao kỹ năng cho trên 36.852 đại biểu là cán bộ, chiến sỹ, CCVC-NLĐ, học sinh, sinh viên, hội viên hội nông dân, phụ nữ, trưởng thôn, khu, cộng tác viên xã hội, hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng về công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mua bán người và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”; Quảng Ninh tổ chức Hội thảo "Giải pháp cải thiện dinh dưỡng, thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tổ chức Diễn đàn "Hương sắc Phụ nữ Quảng Ninh - Vùng di sản"'; trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam"; Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Áo dài - di sản (Hội LHPN tỉnh phối hợp với Công đoàn than Khoáng sản Việt Nam vận động, trao tặng 1.500 bộ áo dài truyền thống cho phụ nữ, lao động nữ khu công nghiệp có hoàn cảnh khó khăn); Triển khai Cuộc thi " Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024; Cung cấp qua hệ thống email đến 70 đầu mối các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông, phóng viên thường trú, phóng viên chuyên trách theo dõi thông tin trên địa bàn tỉnh trên 30 lượt thông tin liên quan đến các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh; Biên tập và đăng tải thông tin tuyên truyền về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên báo tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ quan báo chí Trung ương 3; thành lập và ra mắt 14 tổ truyền thông cộng đồng tại Hạ Long, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà Tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tỉnh cũng triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với bạo lực trên cơ sở giới. Ngay từ đầu năm 2024, các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng, triển khai kế khoạch công tác năm trong đó tiếp tục duy trì hoạt động Mô hình bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; mô hình thành phố an toàn, thân thiện, chống quấy rối, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em; mô hình hỗ trợ sinh kế và tự chủ tài chính; Mô hình phòng chống bạo lực gia đình; Mô hình câu lạc bộ “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”; duy trì hoạt động của 165 "Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật" ; 147 "Chi Hội phụ nữ nòng cốt thực hiện và chấp hành pháp luật" và thành lập mới 20 mô hình/câu lạc bộ Phụ nữ phát huy bản sắc văn hóa Quảng Ninh; Mô hình trường học an toàn, thân thiện không bạo lực gắn với phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; mô hình phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh; duy trì, kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH tại các địa phương (Văn phòng CTXH cấp huyện, cấp xã, trường học và Bệnh viện) nhằm phát hiện, tư vấn, trợ giúp kịp thời nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn duy trì 05 mô hình thí điểm phòng, chống mại dâm tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả giai đoạn 2023 – 2025; duy trì mô hình “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” tại 05 phường thuộc thành phố Hạ Long năm 2024. Các đơn vị, địa phương tích cực phối hợp trong công tác can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; duy trì và phát huy hiệu quả của Mô hình bình đẳng giới, ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; các địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh, điểm tạm lánh; mô hình dịch vụ gia đình, Đàn ông xây tổ ấm, nhóm tư vấn cộng đồng…; phát hiện và báo cáo lực lượng chức năng điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em xảy ra trên địa bàn Nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tỉnh Quảng Ninh đã kiến nghị các Bộ, ngành tục nghiên cứu có hướng dẫn kinh phí thực hiện chương trình về bình đẳng giới và công tác VSTBCPN, nhất là các mô hình, dịch vụ về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Bố trí đội ngũ cán bộ ổn định, có năng lực, trình độ cho lĩnh vực bình đẳng giới và bảo vệ chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu, báo cáo đánh giá kết quả giai đoạn 2021 – 2025.
Thục Quyên
Từ khóa:
-
Thành phố Lào Cai làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công
21-12-2024 20:16 01
-
Quảng Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp giảm nghèo bền vững
21-12-2024 16:58 49
-
Bình Định: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
21-12-2024 16:58 40
-
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
16-12-2024 14:16 32
-
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
20-12-2024 07:34 08
-
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
20-12-2024 07:19 40
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00