Nghịch lý lương công chức thấp nhưng vẫn tấp nập người muốn xin vào
Theo ý kiến của T.S Đặng Đức Đạm, nguyên Viện Phó Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, lương cơ sở hiện hành của công chức chỉ vào khoảng 1,21 triệu đồng/tháng, nghĩa là chưa bằng 1 nửa lương tối thiểu (3,3 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên phần lớn công chức vẫn có cuộc sống đầy đủ, không than phiền tiền lương thấp hoặc khi đủ tuổi hưu trí vẫn không muốn nghỉ hưu.
Ông Đạm trong một buổi hội thảo hồi tháng 9 năm nay đã giải thích hiện trạng đó là do nguồn thu nhập ngoài lương của công chức hiện nay rất lớn, từ những cơ sở vật chất được hỗ trợ như điện thoại, xe cộ, nhà cửa cho tới những lợi ích phi vật chất như vị trí xã hội, cơ hội học tập, du học miễn phí,... Bên cạnh đó, tâm lí nhiều người muốn vào làm Nhà nước bởi dù chế độ lương cực thấp nhưng lại khá ổn định, không đánh vào năng suất lao động mà cào bằng, họ không cần phải bỏ sức lao động nhiều hoặc cạnh tranh nhưng vẫn được hưởng lương cố định hàng tháng. Kết quả là dù số người làm công chức rất nhiều nhưng chất lượng dịch vụ công vẫn còn khá thấp.
"Không có nước nào như Việt Nam, trả lương theo hệ số, cào bằng cả hệ thống công chức cùng hưởng lương như nhau. Cứ vào biên chế là xếp lương, hưởng lương dù trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc mỗi người khác nhau", ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội đã đánh giá về vấn đề này trong một buổi hội thảo mới đây về cải cách tiền lương do Bộ Nội vụ tổ chức.
Theo ông, tiền lương hiện nay không còn là động lực lao động chính của các công chức, dẫn tới chất lượng nguồn lao động trong khu vực Nhà nước ít được cải thiện hoặc thay đổi khá chậm chạp, ì trệ. Nguyên nhân chính là do chính sách lương bổng cố định thiếu linh động, không đánh giá theo năng lực và khả năng cống hiến của từng công chức, dẫn tới tình trạng chểnh mảng, chây lười của người lao động trong thời gian dài.
Bởi vậy, theo các chuyên gia, cần thiết kệ lại hệ thống tiền lương theo ngành nghề, vị trí công việc, gắn trả lương với năng suất và chất lượng lao động chứ không áp theo mức sàn như trước. Ví dụ, PGS. TS Trần Quốc Toản cho rằng phải thiết kế phương thức trả lương gắn với thâm niên làm việc, chất lượng hiệu quả công việc thực tế, quy định khen thưởng cũng phải được cụ thể chứ không phải là việc lên lương đều đặn 3 năm một lần.
Trước tình trạng bộ máy Nhà nước ngày càng có xu hướng ‘’phình to’’ dù đã có các quyết định về tinh giảm biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng đã cam kết với các đại biểu sẽ đề xuất thêm các giải pháp mới nhằm tiết kiệm chi, đồng thời dành các khoản ngân sách bổ sung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan tới cải cách hệ thống tiền lương trong thời gian sắp tới.
Minh Ngọc
Từ khóa:
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00