
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì. Về phía Bộ Nội vụ có Thứ trưởng Lê Văn Thanh, đại diện lãnh đạo Cục Việc làm (Bộ Nội vụ); cùng đại diện các Sở, ban ngành địa phương như: Tổng Liên Lao động Việt Nam, VCCI, BHXH, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm DVVL, các trường cao đẳng, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại biểu quốc hội biểu quốc hội các địa phương tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh: Việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm là một nội dung quan trọng của việc thực hiện đột phá chiến lược về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; gắn với đổi mới quản trị quốc gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại hội thảo
Với lực lượng lao động đạt 53,2 triệu người, dự án Luật Việc làm có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và tác động xã hội rất rộng lớn, được dư luận xã hội và các vị đại biểu Quốc hội rất quan tâm. Tại kỳ họp thứ 8, các vị ĐBQH đã thảo luận với những góc nhìn rất đa dạng, đa chiều không chỉ từ yêu cầu phúc đáp thực tiễn quản lý nhà nước, quản trị xã hội mà cả yêu cầu của phát triển thể chế và hội nhập quốc tế trước ngưỡng cửa lịch sử cả dân tộc tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình hướng tới giàu mạnh, thịnh vượng.
Toàn cảnh Hội thảo
Cách đây 3 hôm, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Luật Việc làm, bên cạnh những ý kiến thảo luận về những chế định cốt lõi, có tính truyền thống của chính sách việc làm, nhiều ý kiến đã gợi mở những vấn đề rất mới, rất có tính thời sự, ví dụ như: chính sách hỗ trợ khởi nghiệp (start up); cơ chế thúc đẩy việc làm sáng tạo, phát triển các hình thức việc làm mới, nhất là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; chính sách hỗ trợ việc làm đối với người rời khỏi khu vực công do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để bảo đảm quyền làm việc và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; chính sách phát triển nhân lực số, nâng cao năng lực công nghệ cho người lao động; phát triển hạ tầng số cho thị trường lao động; việc xây dựng hệ sinh thái mở về thị trường lao động, kết nối giữa hệ thống thông tin thị trường lao động do cơ quan quản lý nhà nước quản lý, vận hành với các nền tảng việc làm của tư nhân; giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn (big data) phục vụ công tác phân tích, dự báo thị trường lao động… Điều đó cho thấy, quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật thực sự rất cần tư duy mở để tiếp thu, cập nhật những vấn đề mới, phúc đáp yêu cầu của thực tiễn.
Thứ trưởg Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội thảo
Dự thảo Luật được gửi tới quý vị hôm nay cơ bản đạt được sự đồng thuận giữa các cơ quan trên nhiều vấn đề. Đây là kết quả nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hết sức trách nhiệm của Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, trên cơ sở lắng nghe, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng, tiếp cận, tổng hợp nhiều nguồn thông tin, tham khảo ý kiến nhiều cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động của chính sách.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng, từ kỳ họp thứ 8 đến nay, tuy chỉ hơn 3 tháng nhưng thực tiễn đang tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sửa đổi Luật Việc làm, mà cụ thể nhất đó là sự ra đời Nghị quyết 57, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị với quan điểm chủ đạo “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”
Và ngay sau đó là Kết luận 115, ngày 16/01/2025 của Bộ Chính trị với các chỉ đạo rất cụ thể “Áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào hoạt động của các sàn giao dịch việc làm và phát triển thị trường lao động; hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cho các ngành nghề trong xã hội”. Bên cạnh đó, việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp cũng đang đặt ra nhiều vấn đề về thiết kế hệ thống quản trị thị trường lao động, thực thi chính sách việc làm; bảo đảm quyền làm việc và giải quyết việc làm cho số lao động chuyển từ khu vực công…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu tại hội thảo
Chúng ta đang đi qua thời kỳ coi nguồn nhân lực dồi dào là lợi thế cạnh tranh. Để nền kinh tế có thể bứt tốc tăng trưởng 2 con số đòi hỏi cần có những giải pháp chính sách thiết thực để xử lý triệt để những hệ lụy của mô hình thâm dụng lao động, đó là khó thu hút đầu tư công nghệ cao, năng suất lao động và thu nhập thấp, việc làm thiếu ổn định, đời sống người lao động khó khăn, bấp bênh…
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu quan tâm đến một số nội dung cụ. Trong đó, thể chế hóa đầy đủ, đúng mức quan điểm, đường lối của Đảng về bảo đảm quyền làm việc - quyền cơ bản có tính hiến định của con người, tạo việc làm bền vững với thu nhập tương xứng cho người lao động, về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Về đăng ký lao động và xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động, cần quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết 57 về phát triển hạ tầng số, đưa dữ liệu trở thành tư liệu sản xuất chính để cụ thể hóa vào các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, tạo thuận lợi cho người đăng ký; chia sẻ, kết nối đồng bộ trong hệ cơ sở dữ liệu quốc gia; thiết lập nguyên tắc phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng dữ liệu; xây dựng, vận hành đồng bộ, hiệu quả hệ sinh thái dữ liệu thông tin thị trường lao động, bao gồm cả các trung tâm dữ liệu do Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng: Bảo đảm tính khả thi của các quy chuẩn chuyên môn và điều kiện bảo đảm hoạt động đào tạo nghề tại doanh nghiệp; đa dạng hóa các loại hình đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ; vấn đề đào tạo lại, đào tạo thường xuyên để nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là đối với các ngành nghề mới, công nghệ mới, kỹ năng mới và cả đối tượng mới (ví dụ: người thuộc diện tinh giản biên chế, thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi từ khu vực công…).
Đại diện Sở Nội vụ TP Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo
Đổi mới mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm, tăng cường ứng dụng công nghệ vào việc thu thập thông tin, cung cấp dịch vụ cho người lao động và doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, hỗ trợ người lao động tiếp cận các chương trình đào tạo phù hợp; kết nối rộng rãi giữa các trung tâm việc làm tạo khả năng hỗ trợ người lao động tìm được việc làm ở nhiều nơi, cũng như để doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch cũng đề nghị phải bảo đảm cải cách hành chính; bảo đảm sự tương thích, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và sự phù hợp với các cam kết, tiêu chuẩn về lao động, việc làm trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Tại hội thảo, các đại biểu tham gia ý kiến đều cho rằng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng lĩnh vực việc làm, lao động và an sinh xã hội và các lĩnh vực có liên quan.
Các đại biểu cũng thảo luận về một số vấn đề như: chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách việc làm công; đăng ký lao động, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm; bổ sung nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước...
Đại diện Liên Đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai phát biểu
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo, Đại biểu tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm: Qua quá trình nghiện cứu dự thảo của Luật, ông đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, sửa đổi một số nội dung trong dự án luật Việc Làm (sửa đổi) như: Việc đăng ký về lao động, thông tin phải kết nối với dự liệu quốc gia như thuế, BHXH, LĐ cần được bổ sung và cập nhật. Tại Điều 36 của Luật Việc làm ( sửa đổi), tại khoản 1: Đưa nhóm cán bộ công chức vào hưởng BHTN, nhóm đối tượng này hiện chưa có. Đối với khoản 2 điều 36, các đối tượng này đủ điều kiện nên dự nguyên theo quy định. Tại khoản 5 Điều 38, quy định người sử dụng đóng BHXH. Hiện này tình trạng trốn đóng BHXH rất cao, chưa xủ lý được. Người lao động đóng BHTN trên 144 tháng, sau đó tham gia BHTN; Trường hợp NLĐ tham gia BHTN đang tạm dừng thì khi tham gia BHTN tiếp tục được tham gia. Cần quy định rõ về điểm tiếp nhận, xử lý hồ sơ BHTN. Tại điểm 6 điều 53, cần bổ sung đơn gia về BHTN, đại diện Liên đoàn LĐ tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm.
Còn đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ (TP Cần Thơ) cho ý kiến về việc đăng ký thông tin lao động trong dự thảo Luật Việc làm ( sửa đổi) cần ghi đào tạo bồi dưỡng các chứng chỉ hành nghề cụ thể. Tại khoản 2 điều 19 có nêu cơ sở dự liệu có thể kết nối với dự liệu quốc gia về cơ sở nào cần nêu cần làm rõ thông tin này. Đồng thời, cần quy định việc cập nhật và chia sẽ thông tin trong dự liệu như thế nào. Nếu cơ quan dự liệu không chia sẻ chung ta căn cứ vào luật để yêu cầu đơn vị cung cấp.
Đại diện Cục Việc làm giải trình các vấn để các đại biểu nêu tại hội thảo
Về quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, nên bổ sung vào quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và NLĐ. Tại khoản 3 Điều 23, cần bổ sung: phối hợp với UBND xây dựng và khai thác dự liệu lao động; xem xét cụm từ thông tin thị trường lao động, cần điều chỉnh phương án khác.
Về kỷ năng nghề, theo quy định điều 30 của Dự thảo Luật Việc làm ( sửa đổi), nên quy định kỹ năng nghề vì NLĐ đã qua đào tạo và đã được cấp chứng chỉ kỷ năng nghề rồi thì không cần quy định kỷ năng nghề quốc gia nữa, đại diện Sở Nội vụ Cần Thơ cho hay.
Góp ý xung quanh cập nhật kỹ năng nghề, đại diện Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cho rằng: Đối với doanh nghiệp rất cần đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia. Cần ban hành chuẩn đầu ra của cả nước để tính đồng nhất đối với cấp Chính phủ, còn đối với doanh nghiệp họ đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của doanh nghiệp.Việc đánh giá kỹ năng nghề rất cần thiết đối với người lao động, doanh nghiệp xem đây là một trong những giải pháp cần thiết để xếp vị trí việc làm. Đánh giá kỹ năng nghề theo xu hướng của quốc tế là 5 bậc, cũng như Dự thảo có đề xuất trong dự thảo Luật Việc làm.
Góp ý một số nội dung về BHTN, an sinh xã hội, việc làm và thì trường lao động, đại biểu quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị ban soạn thảo cần xem xét, đánh giá kỹ lượng hơn về mở rộng nhóm đóng BHTN; căn cứ đóng BHTN tại khoản 2 điều 39 chưa đồng nhất, cần xem xét mức trần đóng BHTN đối với nhóm đóng BHTN. Về kỹ năng nghề, về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cần xem xét, quy định linh hoạt hơn. Về mức hưởng trợ cấp trợ cấp thất nghiệp nên bỏ giới hạn trên 144 tháng không được bảo lưu mà nên quy định hướng có lợi cho người lao động. Quy định về việc thông báo trực tiếp đối với người lao động phải đến trực tiếp tại Trung tâm DVVL là không hợp lý nên cần bỏ quy định này.
Trả lời các ý kiến và phân tích làm rõ các nội dung mà các đại biểu nêu về các nội dung trong dự thảo Luật Việc làm ( sửa đổi) như: thời gian đóng, mức hưởng BHTN, mức trần đóng BHTN; quy định chỉ được hưởng BHTN của NLĐ 144 tháng tối đa; quy định về thông báo trực tiếp mất việc làm, chứng chỉ kỹ năng nghề, khung chuẩn đào tạo, thị trường lao động; các dự liệu về thị trường lao động kết nối, liên thông với nhau đã được các cán bộ chuyên trách của Cục Việc làm làm rõ tại Hội thảo.
Đại diện Cục Việc làm giải trình các vấn để các đại biểu quan tâm tại hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Văn Thanh trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu vào nội dung dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng chia sẻ, giải trình và làm rõ một số nội dung mà các đại biểu đặt ra; đồng thời khẳng định Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.
Ghi nhận các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có giá trị rất lớn trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, Thường trực Ủy ban Văn hoá và Xã hội sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến để điều chỉnh phù hợp, nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong xu thế mới.
Hoàng Cảnh
-
Hậu Giang: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp
01-04-2025 09:38 13 -
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắc Lắk: Nỗ lực kết nối việc làm cho người lao động
31-03-2025 11:37 56 -
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự và Chủ trì Hội thảo về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
28-03-2025 17:18 07
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Hợp đồng cung ứng đưa lao động Việt Nam sang Đức có ý nghĩa rất quan trọng
19-03-2025 16:36 27 -
TPHCM đề nghị các đơn vị gửi đề án tinh gọn bộ máy về Sở Nội vụ trước 28/3
19-03-2025 14:48 41 -
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tiền Giang: Đẩy mạnh tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp
18-03-2025 15:18 49