Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp trong giao dịch M&A
(LĐXH) Ngày 21 tháng 12 năm 2018, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp” tiếp theo sự kiện cùng tên đã được tổ chức thành công ngày 20 tháng 12 năm 2018 tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn.
Hội thảo được sự ủng hộ và tham dự của gần 300 đại biểu đến từ khối Doanh nghiệp có hoạt động M&A, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới giao dịch M&A, các Doanh nghiệp có dự định thực hiện hoặc đang trong quá trình thực hiện các hoạt động M&A, các Luật sư đến từ các công ty/văn phòng luật sư lớn. Hội thảo cũng có sự tham gia của các đại diện đến từ các Hiệp hội Doanh nghiệp, cùng các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung chính của Hội thảo xoay quanh việc nhận diện một số rủi ro pháp lý thường gặp khi doanh nghiệp thực hiện hay tham gia vào hoạt động M&A tại Việt Nam và phân tích đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hoạt động này, trao đổi kinh nghiệm từ những thương vụ đã phát sinh tranh chấp – trong đó có cả những tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC và KCAB, để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tình hình cũng như tìm được phương án phòng ngừa các rủi ro pháp lý trên thị trường M&A đang vô cùng sôi động hiện nay tại Việt Nam.
Luật sư Đặng Xuân Hợp – Trọng tài viên, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam
và Ông Heehwan Kwon – Giám đốc KCBA Quốc tế.
Ngoài ra, Hội thảo là diễn đàn để các luật sư/chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực M&A và trọng tài tại Việt Nam và thế giới chia sẻ các hiểu biết của mình với doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn đặc tính của tranh chấp M&A và đưa ra các khuyến nghị để doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.
Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực VIAC và ông Lee Ho Won, Chủ tịch KCAB có bài phát biểu khai mạc tại Hội thảo.
Hội thảo được chia thành 3 phiên với các nội dung chính: (1) Cập nhật về các xu hướng mới trong trọng tài thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn khác; (2) Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý thường gặp; và (3) Trọng tài thương mại – Phương thức phù hợp nhất để giải quyết tranh chấp từ giao dịch M&A.
Phiên đầu tiên, hai diễn giả là Ông Đặng Xuân Hợp, Trọng tài viên, Thành viên Hội đồng Khoa học VIAC và ông Kwon Heehwan, Giám đốc KCAB International thuộc KCAB đã đưa đến cho người nghe những thông tin cập nhật nhất về các xu hướng mới trong hoạt động trọng tài và hòa giải Việt Nam và Hàn Quốc. Trong bài trình bày của mình, ông Đặng Xuân Hợp, qua các số liệu khảo sát, đã cho thấy trọng tài thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) khác luôn là lựa chọn số một của các doanh nghiệp khi có phát sinh tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong đó có hoạt động M&A. Ông Hợp nhận định, hoạt động M&A nói riêng cũng như các hoạt động giao thương nói chung luôn đi kèm với rủi ro xảy ra tranh chấp. Việc tiếp cận, tìm hiểu và nâng cao khả năng sử dụng trọng tài thương mại (có thể kết hợp với các phương thức ADR khác) là việc các doanh nghiệp cần lưu ý để không bị “bỡ ngỡ” hay “lỡ nhịp” trong dòng chảy nhộn nhịp của giao thương hội nhập hiện nay. Ngay sau đó, Ông Kwon Heehwan đã giới thiệu một số thay đổi trong khung pháp lý về hoạt động trọng tài của Hàn Quốc trong năm 2018 vừa qua. Cả ông Hợp và ông Kwon đều tin tưởng rằng trọng tài và các phương thức ADR khác là phương thức giải quyết tranh chấp tiên tiến và hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tiếp theo đó, dưới sự điều phối của ông Lê Nết, Trọng tài viên VIAC, Luật sư điều hành Công ty Luật LNT, phiên thứ hai đã cung cấp cho các đại biểu (i) một số thông tin và lưu ý cho các nhà đầu tư khi tham gia vào các giao dịch M&A với các công ty có vốn nhà nước trong tiến trình thoái vốn nhà nước tại các Tập đoàn/tổng công ty nhà nước tại Việt Nam; và (ii) bài học kinh nghiệm được chia sẻ từ góc nhìn của luật sư từ các thương vụ M&A qua bài trình bày của Ông Phạm Duy Nghĩa, Trọng tài viên VIAC, Giám đốc Chương trình Thạc sỹ Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam; Ông Cha JiHoon, Luật sư thành viên, Công ty Luật TNHH Kim & Chang và Ông Nguyễn Duy Linh, Trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên, Công ty Luật TNHH VILAF. Các diễn giả đã chia sẻ các hiểu biết, kinh nghiệm của mình giúp người nghe có thêm nhiều các thông tin thực tiễn hữu ích để hiểu đúng, nhận diện được các rủi ro pháp lý thường gặp để phòng ngừa và quản lý tốt các tranh chấp này.
Phiên thứ ba của hội thảo với nội dung chính xoay quanh việc tìm hiểu cấu trúc của một thương vụ M&A điển hình, phân tích các đặc điểm của tranh chấp có thể phát sinh trong từng giai đoạn, từ đó, các diễn giả đưa ra khuyến nghị về phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất để các doanh nghiệp tham khảo và thảo luận. Phiên thứ ba được điều phối bởi ông Kim Yuho, Luật sư thành viên, Công ty Luật BakerMcKenzie. Các diễn giả bao gồm: Bà Cho Una, Luật sư, Công ty Luật Yoon&Yang và ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng Thư ký VIAC.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Nhà báo Lê Trường Sơn được giao phụ trách tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam
13-01-2025 21:31 31
-
Mẫu xe máy điện không cần bằng lái, giá gần 18 triệu đồng
13-01-2025 17:37 43
-
Grab Việt Nam gặt hái loạt giải thưởng với những chiến dịch Marketing ấn tượng trong năm 2024
13-01-2025 15:55 24
-
Sự thật về đùi heo muối la liệt chợ mạng cận Tết Nguyên đán
11-01-2025 17:35 04
-
Giao thông xanh góp phần bảo vệ môi trường với các dòng xe năng lượng mới
11-01-2025 17:19 35
-
Học Apple, Dell đổi tên laptop thành Dell Pro và Dell Pro Max
11-01-2025 14:44 58