Tuân thủ pháp luật lao động vì những công trình xây dựng an toàn
(LĐXH) - Sáng ngày 21/3/2016, tại Hưng Yên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ phát động Chiến dịch thanh tra lao động năm 2016 dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế và Chính phủ Hà Lan.
Với khẩu hiệu “Tuân thủ pháp luật lao động vì những công trình xây dựng an toàn”, Chiến dịch năm nay ưu tiên cho các công trình xây dựng và các công ty trong lĩnh vực xây dựng với mục tiêu tăng cường tuân thủ pháp luật an toàn lao động trong ngành xây dựng, cải thiện điều kiện làm việc và giảm thiểu ngay tình trạng tai nạn trong xây dựng. Theo số liệu thống kê năm 2015, trong số các vụ tai nạn lao động chết người, ngành xây dựng đứng đầu danh sách các ngành về số vụ cũng như số người chết, chiếm 38% tổng số nạn nhân chết khi đang làm việc và 35% tổng số tai nạn lao động chết người. Đứng thứ hai là ngành cơ khí chế tạo chiếm 8% số vụ và 7% số người chết.
Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng, ngoài trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, nguyên nhân cũng bắt nguồn từ công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động còn hạn chế, và sự vào cuộc của các ngành, các cấp còn chưa phát huy hiệu quả.
Theo đó, Chiến dịch thanh tra lao động đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, bao gồm thanh tra lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động cùng với sự vào cuộc của truyền thông đại chúng. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và toàn xã hội về pháp luật lao động và các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng. Lĩnh vực xây dựng là một trong những nguồn tạo việc làm chính tại Việt Nam, ước tính của năm 2014, cả nước có hơn 3,3 triệu người lao động kiếm sống từ ngành này. Chiến dịch thanh tra lao động năm 2016 triển khai tại 63 tỉnh, thành với chủ đề về khảo sát tình hình an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng từ giai đoạn tháng 3-11/2016.
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng – Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TBXH, Chiến dịch năm 2016 chọn ngành xây dựng để thanh tra bởi trong năm 2015, ngành xây dựng có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2015, cả nước có khoảng 7.000 người bị nạn trong năm 2015. Điều này tức là có hơn 500 người bị nạn theo người/tháng, hơn 130 người/tuần, 27 người/ngày và khoảng 3,4 người bị nạn/giờ (tính theo 8 giờ làm việc). Trong đó, ngành xây dựng chiếm 1/3, tức là tối thiểu 1 giờ có 1 người bị nạn.
Theo Thanh tra Bộ LĐ-TBXH, các nội dung thanh tra trọng điểm sẽ bao gồm thời giờ làm việc, làm thêm giờ; tiền lương; xây dựng nội quy và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân; tổ chức mặt bằng; sử dụng xe, máy, giàn giáo, giá đỡ, điện và thiết bị điện; công tác cốp pha, cốt thép và bê tông; công tác hàn; và công tác hoàn thiện.
Chiến dịch thanh tra lao động 2016 là Chiến dịch lần thứ hai của Bộ LĐ-TBXH. Chiến dịch lần thứ nhất trong năm 2015 tập trung vào ngành dệt may.
Chiến dịch thanh tra lao động 2016 là Chiến dịch lần thứ hai của Bộ LĐ-TBXH. Chiến dịch lần thứ nhất trong năm 2015 tập trung vào ngành dệt may.
PV
Từ khóa:
-
Huyện Đồng Hỷ: Quan tâm giải quyết việc làm bền vững cho người lao động
26-11-2024 14:41 12
-
Thái Nguyên: Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm
26-11-2024 14:41 07
-
Huyện Phú Lương: Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nghèo
26-11-2024 14:41 03
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51