Nhiều kết quả quan trọng trong đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Quảng Ninh
(LĐXH) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020”, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh trật tự xã hội, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
Để tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình tình hình mới tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 2 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đi cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh và công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; trong đó, hằng năm tỉnh dành tối thiểu 0,3% trong tổng chi thường xuyên từ ngân sách của tỉnh để thực hiện chương trình phòng chống mại dâm; chương trình phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế chính sách có liên quan đến Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020. Trên cơ sở đó 14 huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều xây dựng và ban hành văn bản, kế hoạch và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.
Công tác tuyên truyền về Đề án cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai đồng bộ và chủ động hướng về cơ sở với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, khu vực trọng điểm, phức tạp. Nội dung, phương pháp tuyên truyền thiết thực hơn, được lồng ghép giữa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy (đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp) với vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh nhằm phát huy vai trò của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, tự quản và nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện ma túy, chủ động phòng ngừa không để phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: trong 3 năm, Sở LĐTBXH đã tổ chức 150 hội nghị tuyên truyền và 20 hội nghị tập huấn; cấp phát 35.368 tài liệu tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa 10 tin, bài, phóng sự truyền hình tuyên truyền về Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh đã phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa 275 lượt tin, bài, phóng sự tuyên truyền về phòng chống ma túy, các gương điển hình tập thể, cá nhân trong phòng, chống ma túy; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 09 buổi tuyên truyền phòng, chống ma túy cho gần 3.000 học sinh thuộc các trường THPT trên địa bàn tỉnh; phối hợp với tỉnh đoàn, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Ninh tổ chức 03 cuộc tọa đàm tuyên truyền về tác hại của ma túy tổng hợp đối với công đồng xã hội.
Các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở trên địa bàn đã chủ động lồng ghép giữa tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các nội dung của Đề án đổi mới, cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh về cai nghiện ma túy với việc triển khai, thực hiện các Chương trình, Kế hoạch của địa phương, cơ sở với nhiều hình thức phong phú, nội dung và phương pháp tuyên truyền đã thiết thực hơn, trong đó tập trung vào nhóm có nguy cơ cao nhằm nêu cao ý thức, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh người nghiện mới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn.
Để công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm đạt hiệu quả, UBND tỉnh đã đầu tư, nâng cấp Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh theo các khu quản lý học viên gồm: khu quản lý cai nghiện ma túy tự nguyện; khu quản lý cai nghiện ma túy bắt buộc; khu quản lý điều trị người cai nghiện ma túy tổng hợp; khu quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; khu quản lý điều trị cho người chưa thành niên, phụ nữ nghiện ma túy; khu quản lý điều trị thay thế bằng thuốc Methadone. Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/6/2016, Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh đã tiếp nhận 602 lượt người vào cai nghiện tại Trung tâm. Công tác an ninh trật tự tại Trung tâm luôn được đảm bảo, hoạt động thăm thân được tổ chức an toàn, đúng quy định. Các hoạt động khám, điều trị bệnh cho học viên cai nghiện tại Trung tâm được tổ chức tốt. Tính đến ngày 30/6/2016, tổng số đối tượng đang quản lý tại Trung tâm là 416 người, trong đó: cai nghiện bắt buộc là 124 người, cai nghiện tự nguyện là 292 người.
Công tác cai nghiện tại cộng đồng cũng được đẩy mạnh, nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, tăng cường sự tiếp cận của người đang cai nghiện, sau cai nghiện tại cộng đồng với các dịch vụ y tế và xã hội, Sở LĐTBXH đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng” tại một số địa bàn trọng điểm về người nghiện ma túy, đến nay toàn tỉnh có 6 điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, các điểm tư vấn đã tổ chức được 785 lượt tư vấn về các hình thức điều trị nghiện ma túy, dự phòng tái nghiện, chăm sóc và điều trị, HIV/AIDS cho cá nhân và gia đình người nghiện ma túy, người sau cai nghiện.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang duy trì và hướng dẫn 10 mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, với 165 người tham gia. Thông qua hoạt động mô hình, các thành viên của các Câu Lạc bộ luôn tôn trọng nhau, chấp hành đúng nội quy sinh hoạt của nhóm, hỗ trợ nhau sau cai nghiện vượt qua khó khăn ban đầu và trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, thăm hỏi, động viên nhau khi ốm đau… các thành viên được tư vấn về giảm thiểu tác hại ma túy, lạm dụng m túy, kiến thức HIV/AIDS, dự phòng tái nghiện và giới thiệu đến các dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí, hằng tháng được hỗ trợ kinh phí hoạt động, được tham gia giao lưu với các nhóm khác…
Trong 3 năm, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 777 lượt người. Hiện tại, trên toàn tỉnh đang triển khai 5 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn, Đông Triều. Tổng số bệnh nhân hiện đang được điều trị Methadone trên toàn tỉnh tính đến ngày 30/6/2016 là 1.063 bệnh nhân./.
Cảnh Minh
Từ khóa:
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46