Những khó khăn trong công tác giải quyết việc làm ở Kiên Giang
(LĐXH) - Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn vừa qua, Kiên Giang đã giải quyết việc làm cho khoảng 200 ngàn lượt người, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh chiếm khoảng 40%, xuất khẩu lao động là 434 lượt người; giải quyết việc làm thông qua Quỹ Quốc gia về Việc làm là 6.740 người… giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 2,63% năm 2011 xuống còn 2,41% năm 2016.
Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong công tác này, đòi hỏi các ngành, các cấp cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương; xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề cho phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú trọng đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ giúp người lao động chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp… Huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, đầu tư ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy nghề. Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, nhất là các nghề kỹ thuật cao. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động…
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Phi Hùng Phó trưởng Phòng Lao động Việc làm, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang cho biết: Mục tiêu năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm cho trên 35 ngàn lượt lao động, trong đó giải quyết việc làm mới hơn 15 ngàn người, xuất khẩu lao động 100 người… Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn cho vay Quỹ quốc gia về việc làm; mở rộng và phát triển thị trường lao động trong nước và ngoài nước; tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ngoài nước... Để đạt được những nhiệm vụ này, Kiên Giang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về lao động – việc làm, thông tin thị trường lao động; tăng cường các hoạt động giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động; đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa Cung – Cầu của thị trường lao động và lấy đó làm mục tiêu xây dựng kế hoạch định hướng phát triển nguồn nhân lực cũng như giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh… Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp trong tỉnh nhằm tuyển dụng trực tiếp cũng như liên kết với các tỉnh khác thu hút lao động. Bên cạnh đó, thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ cho người lao động đi XKLĐ như học nghề, ngoại ngữ, trang bị những kiến thức cần thiết cho người có nhu cầu đi lao động ngoài nước theo hợp đồng./.
NHB
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48