Cùng với các chương trình, dự án về việc làm, dạy nghề và giảm nghèo, chương trình cho vay vốn từ Qũy quốc gia về việc làm được triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã phát huy hiệu quả tích cực, không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương mà còn giúp cho hàng trăm lượt lao động nhàn rỗi có việc làm và hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng lao động, cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần giảm nghèo, tạo môi trường phát triển sản xuất, kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; tạo cơ hội cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân.
Trong năm 2018, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm và duy trì mở rộng việc làm đến ngày 30/11/2018 là 75,582 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 65,182 tỷ đồng, chiếm 86,24%; Nguồn vốn do NHCSXH huy động 10,400 tỷ đồng, trong đó NHCSXH Trung ương cân đối chuyển về trong năm 2018 là 10 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn vốn được giao, NHCSXH tỉnh Ninh Thuận đã tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các huyện thành phố tổ chức, thực hiện; phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, cùng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tích cực đôn đốc thu hồi nợ gốc đến hạn, kể cả nợ đến hạn theo phân kỳ, với số tiền thu hồi từ đầu năm đến nay hơn 21,411 tỷ đồng. Đồng thời kịp thời giải ngân cho vay đến 1.115 dự án hộ gia đình, với số tiền 31,499 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm và duy trì mở rộng việc làm cho 1.241 lao động. Trong đó có 719 dự án vay lại, 396 dự án vay mới. Bình quân số vốn cho vay 28,25 triệu đồng/hộ.
Công tác tuyên truyền, thẩm định cho vay qua được các đơn vị nhận ủy thác nhận thức và thực hiện chặt chẽ hơn, do đó hiệu quả sử dụng vốn vay thông qua hộ gia đình ngày càng cải thiện, việc chấp hành trả nợ của khách hàng được nâng lên, nợ quá hạn giảm dần, nhiều huyện không còn nợ quá hạn. Qua đánh giá, các hộ vay vốn đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều mô hình từng bước mở rộng về quy mô, chất lượng có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống hộ vay vốn mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Đến tháng 12/2018, sơ bộ báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ninh Thuận, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 16.667/15.500 lao động, đạt 107,52% kế hoạch; tăng 0,81% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, 6.605 người làm việc trong tỉnh, 9.860 người làm việc ngoài tỉnh, 202 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài lao động, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Trước thực tế nhu cầu việc làm, nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng để khởi nghiệp trong cộng đồng dân cư ngày càng tăng thì việc quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình vay vốn giải quyết việc làm có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, từng bước xóa nghèo hướng tới nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tỉnh Ninh Thuận kiến nghị tăng thêm nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho địa phương vì nhu cầu vay vốn sản xuất của bà con tương đối lớn, đặc biệt là các hộ gia đình cận nghèo, hộ có mức sống trung bình; Điều chỉnh nâng lãi suất nợ quá hạn bằng 200% lãi suất cho vay; Nâng cao mức cho vay đối với dự án là hộ gia đình để hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, dài hơi hơn.
Trần Huyền
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48