Nỗ lực thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Kiên Giang
(LĐXH) - Hiện tổng số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại tỉnh Kiên Giang là 4.286 đơn vị, trong đó có 2.493 cơ sở tham gia bảo hiểm thất nghiệp với 75.901 người giao kết hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (72.007 người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Hiện nay trang thiết bị phục vụ cho việc tiếp nhận giải quyết BHTN cho người lao động đang được Cục Việc làm quan tâm trang bị đầy đủ. Đặc biệt, trong công tác tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thực hiện BHTN, trung tâm đã thực hiện phiếu khảo sát ý kiến người lao động cũng như nhìn nhận đánh giá qua bộ công cụ từ Cục Việc làm, đồng thời thực hiện phiếu khảo sát tư vấn giới thiệu việc làm theo định mức kinh tế. Từ đó đưa ra những nhận định sâu sát cho việc phục vụ người lao động được tốt hơn và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn trong việc thực hiện chính sách BHTN...
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Trung tâm cũng còn một số khó khăn, vướng mắc bởi việc kết nối khai thác dữ liệu người lao động tham gia đóng BHTN tại BHXH do BHXH tỉnh chưa thống nhất, trong thời gian người lao động đang nhận hoặc làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nên không phát hiện ra. Về đội ngũ nhân viên Phòng BHTN cơ bản trung tâm đã ổn định song vẫn cần bổ sung nhân sự do Cục Việc làm tăng cường thêm công tác tập huấn lưu trữ BHTN cho cán bộ làm công tác này. Việc quy định cho một số đối tượng trong thời gian hưởng TCTN không phải thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng trong Thông tư số 28/2015 là rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều lao động đang hưởng trợ cấp TN hàng tháng không có nhu cầu làm việc như: lao động phổ thông trở về quê làm nông nghiệp, phụ giúp gia đình, kinh doanh...
Tiếp đó, chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động đang hưởng TCTN hiện tại đã thay đổi có lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua số người hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số lao động thất nghiệp. Nguyên nhân quan trọng nhất là có những lao động thất nghiệp muốn tham gia học nghề trong giai đoạn thất nghiệp nhưng giai đoạn này cơ sở đào tạo chiêu sinh không đủ sĩ số nên không khai giảng được. Đặc biệt, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp lại càng khó khăn hơn vì hầu hết họ đều là lao động phổ thông ở nông thôn, lại luôn chuyển đổi nơi làm việc hoặc về quê tham gia vào kih tế hộ gia đình... Thêm vào đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức theo qui định của Luật Việc làm bắt buộc tham gia đóng BHTN cho người lao động nhưng còn cố tình tránh né...
Nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đạt hiệu quả cao, thời gian tới Trung tâm sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền chính sách BHTN đến với Doanh nghiệp và người lao động trên toàn tỉnh bằng tập huấn, đặt pano, tờ rời, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như Phòng VL-ATLĐ, Phòng Tiền Lương – BHXH, BHXH tỉnh về việc kết nối dữ liệu BHXH... giúp người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn nữa về chính sách này.../.
NHB
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48