Các đại biểu đại diện Bộ ban ngành, các tổ chức xã hội, giáo viên, phụ huynh,…các bên liên quan tham gia dự án AVAC chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo tổng kết dự án
Tiến sĩ Phạm Thanh Tịnh, Chủ tịch Hội Nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á Việt Nam
Bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Bà Lê Thị Thùy Dương - Giám đốc Chiến lược, chất lượng và hiệu quả chương trình, Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam
- Toạ đàm 1: Lắng nghe trẻ em để bảo vệ trẻ em: các thảo luận tập trung vào sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật trong các hoạt động, vấn đề liên quan đến trẻ. Từ đó hướng tới các giải pháp để tạo một môi trường an toàn, bình đẳng và thân thiện để các em sẵn sàng đưa ra tiếng nói của mình, đồng thời các bên có thể tiếp thu, điều chỉnh và phản hồi đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng phù hợp của trẻ.
Tọa đàm 1: Lắng nghe trẻ em để bảo vệ trẻ em
- Tọa đàm 2: Chung tay phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em: Tầm quan trọng của hợp tác và cam kết đa bên, từ cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc thực hiện các hoạt động, sáng kiến cũng như các chương trình, dự án bảo vệ trẻ em, phòng chống mọi hình thức bạo lực, xâm hại và phân biệt đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật; Tập trung thảo luận kế hoạch chiến lược tiếp theo trong việc huy động sự tham gia tích cực của cha mẹ, các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn cho trẻ em trên các không gian như gia đình, nhà trường và mạng xã hội.
Tọa đàm 2: Chung tay phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em
- Chia sẻ tại Hội thảo, em Sơn, học sinh lớp trẻ điếc C5 cho biết “Chúng em rất may mắn được tham gia một số lớp tập huấn về phòng chống bạo lực xâm hại, kỹ năng an toàn trên môi trường mạng. Ban đầu em cũng gặp một số khó khăn, nhưng nhờ có sự hỗ trợ tận tình của các thầy cô giáo và các bạn tham gia cùng, em cảm thấy tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Chúng em cũng có cơ hội được tự triển khai sáng kiến của mình trong quá trình học tập và chia sẻ kiến thức cho các bạn học sinh khác”.Em Linh Nhi từ trường THCS Tây Đằng hào hứng chia sẻ về những thay đổi của bản thân sau khi được tham gia các hoạt động của dự án, em cho biết em cảm thấy tự tin hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn và đặc biệt em có thể tự tin bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ và thầy cô.Hội thảo tổng kết Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật" (AVAC) một lần nữa khẳng định sự cam kết tham gia của các tổ chức hiện diện và tầm quan trọng của việc lắng nghe trẻ em và bảo vệ các em khỏi các vấn nạn bạo lực và xâm hại. Các nội dung trong hội thảo chính là tiền đề để các bên liên quan chung tay xây dựng môi trường an toàn, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của trẻ, kiến tạo một xã hội bình đẳng, văn minh./.Thảo Lan
-
Thành phố Lào Cai làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công
21-12-2024 20:16 01
-
Quảng Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp giảm nghèo bền vững
21-12-2024 16:58 49
-
Bình Định: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
21-12-2024 16:58 40
-
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
16-12-2024 14:16 32
-
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
20-12-2024 07:34 08
-
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
20-12-2024 07:19 40