Phú Thọ thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em
(LĐXH)- Thời gian qua, các quyền cơ bản của trẻ em đã được Phú Thọ quan tâm thực hiện rất nghiêm túc bằng nhiều hoạt động thiết thực, như: quyền khai sinh, được chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ phòng ngừa rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, quyền được tham gia học tập, quyền được phát triển...
Theo thống kê từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có khoảng 400.900 trẻ em (chiếm 27,05% dân số), 4.847 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 1,2%). Trong đó, có 3.914 trẻ em đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội (chiếm 80,75%); 63 trẻ em nhiễm HIV/AIDS; 1.892 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ em có cha, mẹ, người thân chết, nhiễm HIV; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy). Trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ BHYT là 163.094 trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc dưới các hình thức đạt 100%...
Những năm qua, thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhằm phát huy và thực hiện tốt quyền của trẻ em, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết, kế hoạch hành động và chính sách hỗ trợ vì trẻ em, lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện tốt Chương trình Quốc gia vì trẻ em. Trong đó, quan tâm triển khai chương trình theo hướng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
Trẻ em tỉnh Phú Thọ trong ngày khai giảng năm học 2021 – 2022
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ đã tổ chức 06 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho gần 1.200 cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên và cộng đồng dân cư; chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Bảo hiểm xã hội cấp phát đầy đủ, kịp thời thẻ BHYT cho 163.094 trẻ em dưới sáu tuổi.
Để thực hiện các quyền trẻ em, Phú Thọ còn lập đường dây hỗ trợ trẻ em và kết nối với tổng đài Quốc gia 111 để hướng dẫn, hỗ trợ, can thiệp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em cho các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, trẻ em gặp các vấn đề về tâm lý ở các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Thanh Thuỷ...
Nhờ việc đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức đã góp phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết về những vấn đề liên quan đến trẻ em như sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, phương pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà; các chế độ chính sách đối với trẻ em cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ em. Đồng thời, tư vấn tâm lý, hỗ trợ các em hòa nhập với cộng đồng, tham vấn cho gia đình về kỹ năng phát hiện nguy cơ và phòng chống bạo lực, xâm hại, phương pháp giáo dục để trẻ em có thể ổn định và phát triển.
Tiếp đến, tỉnh cũng đã thực hiện hiệu quả chương trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em từ trong bụng mẹ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai; hướng dẫn cha mẹ và người chăm sóc trẻ em kỹ năng chăm sóc trẻ em, đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em; tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó là hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật và công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật; tiếp nhận điều trị, tư vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tai nạn thương tích khi được phát hiện.
Đối với mục tiêu về giáo dục cho trẻ em, đến nay, hệ thống mạng lưới trường lớp và các loại hình giáo dục ở tất cả các cấp học được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, đội ngũ giáo viên các cấp học được tăng cường và chuẩn hóa. 100% các trường học trong tỉnh được quán triệt, thực hiện nghiêm túc Luật trẻ em, tổ chức tích hợp lồng ghép, phổ biến nội dung tuyên truyền Luật Trẻ em trong nội dung các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngữ văn, trong các giờ chào cờ, ngoại khóa, giờ sinh hoạt lớp...
Phú Thọ đảm bảo an toàn cho trẻ em trước đại dịch Covid-19
Có thể nói, đến nay, nhận thức của các gia đình học sinh và xã hội về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng được nâng cao và có sự tham gia tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các quyền cơ bản của trẻ em đã được thực hiện nghiêm túc.. Cùng với đó, công tác xã hội hóa cũng ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh, qua đó phát huy được mọi nguồn lực để chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi cho trẻ em. Đặc biệt là sự chung tay của toàn xã hội trong việc chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực về y tế, giáo dục và vui chơi, giải trí cũng như hoạt động giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho các em với nhiều hoạt động thiết thực.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
07-01-2025 14:55 59
-
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
06-01-2025 20:34 23
-
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
07-01-2025 09:06 13
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46