tại địa phương với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê của Tỉnh Đoàn, hiện nay tổng số thanh niên của Quảng Ninh là trên 321.000 người (chiếm gần 26% dân số toàn tỉnh), trong đó thanh niên ở vùng cao, biên giới, hải đảo chiếm số lượng khá đông. Tuy nhiên, do phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế nên phần lớn thanh niên ở những vùng này đều đi làm thuê xa nhà hoặc công việc không ổn định, thu nhập thấp. Để định hướng và đào tạo việc làm cho thanh niên ở vùng khó, Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo ĐTN các cấp tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác khảo sát nhu cầu việc làm, tư vấn nghề nghiệp, phối hợp ứng dụng chuyển giao KHKT. Theo đó, hoạt động tư vấn, đồng hành, hỗ trợ về sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả và tiếng vang, tạo được sức lan tỏa trong xã hội như: Cấp tỉnh phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo”. Cấp huyện thành lập mới 10 câu lạc bộ khởi nghiệp tại Trường ĐH Hạ Long, ĐH Công nghiệp, TP Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Cô Tô, huyện Bình Liêu...; tổ chức tập huấn, đối thoại, tham quan mô hình; hỗ trợ, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp do thanh niên làm chủ; tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ trở về địa phương; hỗ trợ đoàn viên thanh niên thực hiện các mô hình kinh tế.
Trong giai đoạn 2012-2018, ĐTN các cấp đã phối hợp tổ chức 105 lớp đào tạo nghề cho 3.866 thanh niên nông thôn; 75 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT trong sản xuất cho gần 5.500 lượt thanh niên, lao động nông thôn; xây dựng phương án giúp đỡ 1.200 hộ thanh niên nghèo, cận nghèo; huy động nguồn lực hỗ trợ 353 hộ gia đình thanh niên thoát nghèo. Đồng thời, phối hợp với Sở KH&CN, Sở NN&PTNT tổ chức xây dựng 48 mô hình điểm về ứng dụng tiến bộ KHKT trong xây dựng mô hình kinh tế thanh niên. Cấp huyện triển khai thực hiện 81 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất cho thanh niên tại các xã xây dựng nông thôn mới. Sau khi được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao KHKT, nhiều thanh niên nông thôn đã nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, thông tin thị trường. Từ đó, nhiều người đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
CLB Khởi nghiệp Quảng Ninh tổ chức ra mắt CLB Khởi nghiệp Bình Liêu.
Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nghề, cơ sở Đoàn các cấp còn phát huy vai trò "cầu nối" trong việc khai thác các nguồn vốn vay để hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Tính đến hết tháng 3/2019, tổng dư nợ vốn vay ủy thác qua Ngân hàng CSXH đạt 265,1 tỷ đồng với 6.796 hộ vay vốn; quản lý nguồn vốn giải quyết việc làm của kênh Trung ương đoàn là gần 1,3 tỷ đồng. Thông qua những nguồn vốn vay này, nhiều thanh niên nông thôn đã vươn lên lập nghiệp, trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế tại địa phương. Điển hình như Trần Văn Ninh (xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên), Ngô Bảo Toàn (xã Tình Húc, huyện Bình Liêu), Chìu Văn Toàn (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ), Phạm Duy Huy (xã Quảng Điền, huyện Đầm Hà)…
Mặt khác, các cơ sở Đoàn cũng chủ động kết nối với các doanh nghiệp để tìm việc làm hoặc đầu ra cho các sản phẩm nông sản của thanh niên như: HTX mây tre đan Quảng Sơn (huyện Hải Hà) giải quyết việc làm cho 25 thanh niên tại địa phương với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng; Công ty TNHH MTV Nông lâm ngư nghiệp Quảng Ninh (TP Móng Cái) bao tiêu sản phẩm cho các lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm; HTX nông lâm ngư nghiệp Thái An (TP Móng Cái) bao tiêu sản phẩm cho các lớp trồng cây ăn quả…
Năm 2019, với mục tiêu tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên vùng nông thôn, cơ sở Đoàn các cấp sẽ tăng cường tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đặc biệt sẽ thường xuyên kiện toàn đội ngũ cốt cán trong thanh niên dân tộc ít người, thanh niên tín đồ tôn giáo, những người có uy tín để làm công tác tuyên truyền, theo dõi, nắm tình hình sinh hoạt của thanh niên đặc thù, thanh niên yếu thế để nắm bắt tâm tư nguyện vọng từ đó xây dựng, điều chỉnh đưa ra những giải pháp phù hợp, thiết thực hơn trong hoạt động này.
Theo Báo Quảng Ninh
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48