Tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Các ngành, địa phương cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, xây dựng các mô hình điểm về phòng, chống bạo lực, thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ, trẻ em gái.
Các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, các văn bản pháp luật mới liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em... được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, như: Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền trên một số trục đường chính, khu đông dân cư; Xây dựng tin, bài viết, phóng sự tuyên truyền trên các cơ quan Báo, Đài, trang thông tin điện tử, báo mạng, mạng lưới loa truyền thanh cấp xã, cấp thôn; Tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, tập huấn của ngành và địa phương cho hàng nghìn đại biểu các cấp, các ngành.
cho những người tham gia làm công tác xã hội trên địa bàn huyện Ba Chẽ
Các mô hình bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cũng được triển khai hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương duy trì hoạt động Mô hình bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; 12 mô hình thành phố an toàn, thân thiện, chống quấy rối, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hạ Long; mô hình hỗ trợ sinh kế và tự chủ tài chính; 05 mô hình thí điểm phòng, chống mại dâm tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả giai đoạn 2023 – 2025; duy trì mô hình “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” tại 05 phường thuộc thành phố Hạ Long năm 2024; Phát huy mô hình phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống bạo lực giới (xây dựng ứng dụng Tổng đài 18001769 tiếp nhận thông tin và quản lý hồ sơ tư vấn, trợ giúp); duy trì, kết nối với hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các địa phương (Văn phòng công tác xã hội cấp huyện, cấp xã, trường học và Bệnh viện) nhằm phát hiện, tư vấn, trợ giúp kịp thời nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Công tác hỗ trợ cho nạn nhân được các đơn vị triển khai thực hiện tốt. Trong 6 đầu năm 2024, tổng đài 18001769 đã tiếp nhận và tư vấn 1.199 cuộc, trong đó: 59 cuộc gọi liên quan đến Bình đẳng giới; 146 cuộc gọi liên quan đến vấn đề của trẻ em (trong đó thực hiện quản lý trường hợp 27 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, cung cấp dịch vụ trợ giúp cho trẻ vượt qua những khó khăn trong đời sống và học tập tại huyện Ba Chẽ, Đầm Hà; tư vấn tâm lý, kết nối hỗ trợ các thủ tục pháp lý đối với 08 trẻ em; hỗ trợ gia đình 05 người làm nghề đánh cá, sinh sống dưới biển tại khu vực Hạ Long chưa có giây tờ tùy thân, trong đó có 03 trẻ em chưa được đi học; Tư vấn, hỗ trợ tâm lý đối với 01 học sinh lớp 8, Trường THCS trên địa bàn TP Hạ Long có hành vi tự tử - nhảy từ tầng 3 của trường xuống sân, hiện nay trẻ đã ổn định tâm lý và đang phục hồi chức năng; tư vấn phương pháp chăm sóc cho phụ huynh và tư vấn tâm lý đối với 03 trẻ em bỏ học/phải nghỉ học do bị rối loạn tâm lý tại thành phố Hạ Long); thực hiện hoạt động trị liệu cho trẻ rối nhiễu tâm trí, tự kỷ miễn phí tại Trung tâm, sàng lọc, đánh giá mới đối với 27 trẻ, trị liệu thường xuyên 30 trẻ với tổng số 710 ca, kết thúc trị liệu hòa nhập cộng đồng cho 13 trẻ; tư vấn vấn đề của trẻ và phương pháp trị liệu, chăm sóc tại gia đình đối với 25 phụ huynh có con gặp phải vấn đề tự kỷ, rối nhiễu tâm trí.
Hỗ trợ khẩn cấp tại cộng đồng đối với 05 trường hợp, trong đó: 01 trường hợp bị bạo lực gia đình/bạo lực giới (tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long); 01 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục (tại phường Quảng Yên, TX Quảng Yên); 01 trẻ em bị bạo lực (tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long); 02 nạn nhân bị mua bán/nghi ngờ bị mua bán (01 trường hợp tại huyện Vân Đồn và 01 trường hợp lang thang tại phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Bố trí tạm lánh tại Trung tâm và thực hiện các hoạt động tư vấn, can thiệp hỗ trợ đối với tổng số 05 người là nạn nhân của bảo lực gia đình/bạo lực giới.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời xây dựng, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Đào tạo, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, nhân viên cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, hướng tới một xã hội ngày càng văn minh, không còn bạo lực, cuộc sống của mỗi người ngày một hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu, bình đẳng./.
-
Thành phố Hồ Chí Minh: Trách nhiệm và nghĩa tình với người có công
31-10-2024 18:23 29
-
Hơn 400 đại biểu dự hội nghị tập huấn về nghiệp vụ thực hiện công tác chính sách đối với người có công với cách mạng
31-10-2024 17:00 55
-
Vĩnh Long thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
31-10-2024 15:33 16
-
Long An: Quan tâm, chăm lo cho người có công với cách mạng
30-10-2024 22:58 50
-
Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng tích cực vận động, kết nối, kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
30-10-2024 17:58 57
-
Hà Tĩnh: Trọn nghĩa vẹn tình với người có công với cách mạng
30-10-2024 16:40 41