Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được sắp xếp tinh gọn, phát huy được hiệu quả hoạt động; hiện nay toàn tỉnh có 23 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ quản lý, giảng viên, giáo viên,… đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ trình độ dưới 3 tháng đến trình độ cao đẳng, với quy mô tuyển sinh đào tạo trên 23.000 người/năm.
Chất lượng giáo dục nghề nghiệp được nâng lên; sự phối hợp, liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, đa dạng về hình thức; bình quân tỉnh tuyển sinh, đào tạo cho 14.800 người/năm; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo bình quân trên 85%/năm với thu nhập bình quân từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 58%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ là 31,9%; lao động sau đào tạo có việc làm chiếm trên 85%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm ở một số địa phương chưa được chú trọng; công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hằng năm đạt kết quả chưa cao; chất lượng giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa gắn với việc làm; năng lực quản lý về giáo dục nghề nghiệp và lao động, việc làm ở một số địa phương còn nhiều hạn chế; trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn nhiều; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ còn thấp; lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh còn chưa nhiều.
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do: Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa coi trọng vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, nhất là tuyến cơ sở; cán bộ làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng và huấn về kỹ năng công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh chưa được chú trọng.
Nghề Cao đẳng Chế biến thực phẩm, Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng
Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ quản lý, giáo viên, số lượng ngành, nghề đào tạo trọng điểm và chất lượng cao,... của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm còn chưa tập trung; thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực để hoàn thiện các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và liên kết, phối hợp trong giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Chính vì vậy, để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Chỉ thi về tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư đến đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chỉ thị.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng yêu cầu: Thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo đột phá về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của tỉnh, của đất nước. Cụ thể, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2025: Có trên 80% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh phổ thông được tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh; trong đó, phấn đấu thu hút 25% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, đào tạo nghề cho 16.000 người; số lao động được đào tạo nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp lợi thế của tỉnh chiếm 25%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 32,5%.. 100% trường cao đẳng đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (kiểm định ngoài); Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao; Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng đạt các tiêu chuẩn ngành, nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực ASEAN. Có 07 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1 hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động.
Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2024 cho các tân cử nhân
Tỉnh phấn đấu đến năm 2030: Có trên 90% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh phổ thông được tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh; trong đó, phấn đấu thu hút 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, tuyển mới đào tạo nghề cho ít nhất 18.000 người; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; số lao động được đào tạo nghề thuộc nhóm ngành du lịch, công nghiệp, nông nghiệp lợi thế của tỉnh chiếm 30%; trên 90% lao động sau đào tạo có việc làm; có 65% người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 35%. Hằng năm, tạo việc làm cho 28.000 người; trong đó, có ít nhất 500 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% thông tin về lao động, việc làm của tỉnh đảm bảo liên thông vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động; có 40% lao động được Trung tâm Dịch vụ việc tỉnh làm tư vấn, giới thiệu có việc làm.
Có 100% cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn; 90% cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. 100% trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao và có ít nhất 10 ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc gia; 5 ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN; 4 ngành, nghề chất lượng cao tiếp cận trình độ đào tạo các nước ASEAN-4 (Thái lan, Indonesia, Malaysia, Singapore) và quốc tế. Có 100% trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1 hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Để thực hiện đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Sóc Trăng đề ra các giải pháp trọng tâm như: Một là, tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp.
Hai là, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể: Rà soát, đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hằng năm, 5 năm, làm cơ sở đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tinh gọn, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp và nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo chuẩn hoá, hiện đại hoá, có phân tầng chất lượng gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Sóc Trăng tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 20240
Đồng thời, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp, việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh và tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tại nơi làm việc nhằm phát triển nhanh, bền vững nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường linh hoạt, hiện đại, thích ứng và hội nhập; có chính sách khuyến khích học sinh sau trung học cơ sở có học lực khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu của thị trường lao động, của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. Tăng cường quản lý việc thực hiện các chính sách về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, đặc biệt là lao động trẻ, thanh niên xung phong, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động thất nghiệp, thiếu việc làm,...; giúp các đối tượng này nhanh tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, hoà nhập thị trường lao động.
Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo.
Bốn là, chuẩn hoá và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; Chủ động phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động.
Năm là, tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính trong giáo dục nghề nghiệp và Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính trong giáo dục nghề nghiệp./.
Hoàng Cảnh
-
Huyện Nam Trực (Nam Định) đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
13-12-2024 09:34 35
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
25-12-2024 06:53 12
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37