Trong những năm gần đây, Sóc Trăng đã không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, dự báo có nhiều thuận lợi, một số ngành công nghiệp mới sẽ hình thành và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh, nhất là ngành công nghiệp điện, công nghiệp chế biến, may mặc,... dự báo sẽ tăng cao. Nhu cầu việc làm thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao ngày càng được các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tuyển dụng.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm là trong giai đoạn 2021 – 2025 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, nhằm mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đồng thời gắn với giải quyết việc làm cho người lao động và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong tinh hình mới.
Theo đánh giá của Sở LĐ – TBXH tỉnh Sóc Trăng: Trong thời gian qua, Công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gắn với giải quyết việc làm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hê thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm tuyển sinh và đào tạo đạt khoảng 20.915 người/năm, các ngành, nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực như: nông nhiệp, thủy sản, chế biến, kỹ thuật, thương mại, dịch vụ. Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo). Người lao động được đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh,..., mang lại hiệu quả thiết thực, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, công tác GDNN gắn với giải quyết việc làm còn nhiều tồn tại, hạn chế như: ngành, nghề đào tạo, chất lượng đào tạo cho người lao động tuy có nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp yêu cầu của doanh nghiệp và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác đào tạo còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng lao động của công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp huyện xuống cấp, còn lạc hậu so với sự phát triển công nghệ, máy móc hiện nay.
Công tác GDNN gắn với giải quyết việc làm là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh. Chính vì vậy, việc ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm” giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. Đề án là cơ sở để tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, Đề án sẽ giúp cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh hoàn thiện chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo,…đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo; khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo cùng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tuyển dụng, sử dụng người lao động được đào tạo theo nhu cầu của đơn vị,…; người lao động có điều kiện, môi trường học nghề thuận lợi, được đảm bảo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Đề án còn mang lại hiệu quả kinh tế như: Đối với người lao động được học nghề nghiệp, có kỹ năng, tay nghề, có nhiều cơ hội tìm việc, thu nhập, ổn định cuộc sống cho bản thân, gia đình. Còn đối với doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đào tạo lao động, sử dụng được lao động qua giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu, nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận. Đối với cơ sở GDNN có điều kiện, cơ hội hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực thực hiện, phương pháp giảng dạy, phát huy năng lực bản thân. Đối với Nhà nước, góp phần nâng cao được hiệu quả đầu tư của các chương trình dự án, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Đề án đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025, là đào tạo cho khoảng 65.000 người lao động, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 9.150 người; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 55.850 người (bình quân giáo dục nghề nghiệp cho 13.000 người/năm). Đồng thời, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua giáo dục nghề nghiệp đạt 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 30%; tỷ lệ có việc làm sau giáo dục nghề nghiệp đạt 85%.
Song song đó, tỉnh tiếp tục đầu tư cho 02 trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh để được công nhận các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực Asean đã được phê duyệt, trong đó phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao vào cuối năm 2025.
Đến các giải pháp trọng tâm
Để thực hiện đạt được mục tiêu và hiệu quả của Đề án nêu trên, tỉnh Sóc Trăng đề ra các giải pháp trọng tâm như: Một là, tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng, các chính sách về việc giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người lao động và công tác định hướng phân luồng học sinh, định hướng việc làm cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Hai là, tỉnh có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các công ty, doanh nghiệp có chất lượng, có thương hiệu trong và ngoài tỉnh (kể cả ngoài nước) cùng tham gia thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung số chính sách đang triển khai thực hiện về hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ba là, tỉnh tiếp tục rà soát, sắp xếp các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện hình thành cụm Trung tâm liên huyện (từ 03 đến 04 cụm) để thực hiện tốt công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra. Biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo cần đảm bảo hợp lý các nội dung đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tính liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, máy móc, để từ đó huy động các nguồn lực xã hội cùng ngân sách nhà nước để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu tuyển lao động có tay nghề cao. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn ở các cấp độ quốc gia và khu vực Asean; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng các kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm để tham gia giảng dạy các ngành, nghề theo nhu cầu. Xây dựng, vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên các trường cao đẳng được lựa chọn đầu tư phát triển ngành, nghề trọng điểm tập trung đầu tư thành trường cao đẳng chất lượng cao.
Bốn là, rà soát nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh hàng năm và cả giai đoạn, như: chủ động mời gọi các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng và năng lực hoạt động trong các lĩnh vực để thu thập thông tin, cung cấp các thông tin về ngành, nghề việc làm, số lượng lao động có nhu cầu, mức lương và các chế độ chính sách dành cho người lao động của công ty, doanh nghiệp làm cơ sở để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Năm là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm tỉnh như: tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu ở địa phương, đặc biệt là lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động sau tốt nghiệp học nghề. Tổ chức quản trị, khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử “Người tìm việc – Việc tìm người” của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tạo cầu nối việc làm cho người lao động, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp một cách bền vững, hiệu quả.
Tỉnh Sóc Trăng giao Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu và hiểu đề ra trong thời gian tới.
Hoàng Cảnh
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00