Tạo việc làm phải là phần gốc trong tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH)- Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Lê Quân tại hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, tổ chức thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017; bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 2/4.
Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam; lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng đại diện các Vụ, đơn vị trực thuộc; đại biểu đại diện các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp; lãnh đạo Sở Lao động – TBXH và đại diện phòng chuyên môn của các Sở khu vực phía Bắc; Hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Về công tác tuyển sinh tại 45 trường được lựa chọn ưu tiên đầu tư thành trường chất lượng cao vào năm 2020, tổng số tuyển sinh là 158.536 người (tăng 5% so với năm 2016); trong đó cao đẳng và trung cấp chiếm 34%, trình độ sư cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác chiếm 66%, so với tổng số tuyển sinh trên cả nước, tuyển sinh tại 45 trường chiếm 7,5%.
Theo báo cáo của 63 Sở Lao động - TBXH, năm 2017 có hơn 1,98 triệu người tốt nghiệp. Tính trung bình, tỷ lệ học sinh sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 80%, trong đó sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm đạt 79%, trung cấp đạt 82%.
Đặc biệt, để giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Bộ Lao động - TBXH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện nhiều nội dung như: Tăng cường hợp tác với các nước để đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động; ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một số tập đoàn kinh tế lớn trong việc gắn kết GDNN với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn như: tỷ lệ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học GDNN thấp (8 - 10%). Chỉ tiêu tuyển sinh đại học lớn, xu thế của giáo dục đại học là bỏ điểm sàn trong thi đầu vào nên tiếp tục thu hút được số lượng người học sau tốt nghiệp THPT vào đại học. Bên cạnh đó, nhận thức về GDNN ở một số địa phương, cơ sở và một bộ phận xã hội chưa đầy đủ đối với vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về quyền và trách nhiệm xã hội của mình trong việc tham gia GDNN, chưa phối hợp với cơ sở GDNN trong quá trình đào tạo, đánh giá và tuyển dụng lao động
Để đảm bảo mục tiêu tuyển sinh GDNN đạt 2,2 triệu người trong năm 2018, Bộ Lao động – TBXH đã đề một số nhiệm vụ, giải pháp cần được triển khai thực hiện đồng bộ như: Hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh; Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh; Tổ chức tốt công tác tuyển sinh; Gắn kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo với thị trường lao động, việc làm trong đó tiếp tục triển khai cơ chế 3 bên: Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp qua chương trình hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, tập doàn, doanh nghiệp lớn có sử dụng nhiều nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00