Hiện nay, dân số Thái Bình có trên 1,9 triệu người, lực lượng lao động trong độ tuổi khoảng 1,2 triệu người, chiếm khoảng 60%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 75,7% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 25,8%). Trên địa bàn tỉnh có 25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 1 khu kinh tế, 10 khu công nghiệp, 50 cụm công nghiệp với 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, thu hút trên 720.000 lao động. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 35.000 lao động, tạo việc làm mới cho trên 34.000 lao động
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) triển khai các chương trình, dự án thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế.
Tính đến hết tháng 10/2024, Trung tâm DVVL tỉnh đã tổ chức tư vấn việc làm cho 68.792 lượt lao động, kết nối việc làm trong nước cho 800 lao động. Tổ chức 17 phiên sàn giao dịch định kỳ có 106 lượt doanh nghiệp tham gia, số người tham dự 1.887; Tham gia tổ chức 11 phiên online kết nối các tỉnh khu vực phía Bắc như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tại các phiên giao dịch việc làm, trung tâm niêm yết cụ thể những thông tin vị trí công việc theo yêu cầu, mức lương, chính sách phúc lợi gắn với nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh và xuất khẩu lao động cụ thể. Hầu hết lao động tham gia phiên giao dịch đều được tìm hiểu kỹ thông tin trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.
Để tăng hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, sàn giao dịch việc làm được đầu tư cơ sở vật chất với hệ thống máy tính, phần mềm chuyên dụng để người lao động tra cứu thông tin đầy đủ, chính xác; doanh nghiệp đến tuyển dụng được tạo thuận lợi trong tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh, thông tin đến người lao động. Cùng đó, đơn vị chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động có được kết quả tốt nhất qua mỗi phiên giao dịch.
Đối với chương trình EPS, trung tâm đã tổ chức tiếp nhận 938 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn; có 295 lao động thi đỗ vòng 2; Hướng dẫn 265 lao động làm hồ sơ tham gia dự tuyển; Thông báo cho 75 lao động đi học hướng định hướng và hướng dẫn làm hồ sơ visa của chương trình EPS cho 36 lao động. Hoàn thiện hồ sơ thủ tục lao động có nhu cầu đi lao động thời vụ ngành nông nghiệp và ngư nghiệp tại thành phố Icheon, quận Hongcheon, thành phố Yeongju, quận Goheung Hàn Quốc. Đặc biệt có 15 lao động mẫu mực huyện Quỳnh Phụ được đi làm lần 2 tại thành phố Icheon. Kết quả có 162 người lao động được cấp visa và xuất cảnh.
Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm đã tăng cương tuyên truyền chính sách BHTN, tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động. Cùng với đó, thực hiện Đề án 06, Trung tâm đã tổ chức tuyên truyền việc tiếp nhận hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thông qua: Sàn Giao dịch việc làm, Đài phát thanh và truyền hình, fanpage, niêm yết tại Trung tâm để người lao động nắm được và thực hiện. Kết quả, trong 8.987 hồ sơ nộp hưởng BHTN, có 4.506 hồ sơ nộp trên Cổng dịch vụ công, và đã có 9.016 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, có 104 lao động có Quyết định học nghề.
Trên địa bàn Thái Bình, qua khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025, các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu sử dụng khoảng 78.000 lao động. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tăng lên trên 82.000 lao động. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả vai trò kết nối cung cầu lao động, Trung tâm DVVLThái Bình sẽ tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Trước mắt, trong những tháng cuối năm 2024, đơn vị tiếp tục tổ chức thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin việc tìm người - người tìm việc thuộc nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Tổ chức các phiên tư vấn các chính sách về lao động, việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm tại các huyện, xã trong tỉnh; Tổ chức hoạt động Tư vấn kỹ năng phỏng vẫn, kỹ năng xin việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh; Tổ chức hội nghị thu hút lao động phổ thông, lao động có tay nghề của một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, hoàn thiện phê duyệt bản mô tả vị trí việc làm, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
Trần Huyền
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48