Mục đích của lớp tập huấn lần này là nhằm phố biến các chính sách, chế độ và pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho các cán bộ đang làm công tác nhân sự, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tại lớp tập huấn các chuyên gia, cán bộ của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM đã giới thiệu về các chính sách, chế độ, pháp luật lao động, bảo hiểm thất nghiệp vừa có hiệu lực trong năm 2018 cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa mới ban hành và có hiệu lực trong năm 2018. Thông qua lớp tập huấn lần này, các cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp sẽ nắm rõ hơn về chế độ, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp để có cơ sở giải quyết đúng và chính xác về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cho người lao động tại đơn vị, doanh nghiệp của mình.
Người lao động đăng ký thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP HCM
Ông Trần Xuân Hải – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, cho biết: Trước khi Luật Việc làm có hiệu lực, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 1.700.000 người, nhưng đến nay, trên địa bàn thành phố, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã lên tới hơn 2.100.000 người, tăng khoảng 12% so với 2015. Bình quân, mỗi năm, thành phố đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho khoảng 126.000 lượt người, tức là khoảng 10.000 lượt người/tháng với số tiền chi trả cho những người được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ cho học nghề là 1.600 tỷ đồng.
Với 126.000 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng năm, Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh này đã giải quyết việc làm mới bình quân khoảng 24.000 người/năm. Ngoài ra, có khoảng 17.000 người được trợ cấp học nghề để có thể tham gia lại thị trường lao động.
Tuy nhiên, so với bình quân 17.000 người so với 126.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp thì tỷ lệ học nghề chỉ đạt khoảng 14%. Điều này cho thấy, lâu nay người lao động khi rơi vào thất nghiệp muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp là chính chứ không phải là tìm nghề để học, kiếm việc làm mới ổn định hơn.
Thêm vào đó, khó khăn nhất trong tổ chức chính sách bảo hiểm thất nghiệp chính là kiểm soát tình trạng có việc làm của người lao động. Làm sao để trả đúng đối tượng cũng như việc kiểm soát được việc trốn đóng và lách luật để hưởng trợ cấp về trốn đóng BHXH, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trung tâm DVVL Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến rất đa dạng và phong phú như: Phố biến trực tiếp qua các hội nghị tập huấn tại Trung tâm, cử cán bộ trức tiếp đến các đơn vị doanh nghiệp, in tờ rơi phát cho cho chủ sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền qua các bài viết, phóng sự, hỏi đáp đến đông đảo bạn đọc và người lao động.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các Sở ngành, quận huyện trên địa bàn thành phố để tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác chính sách, chế độ, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp nắm vững về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành, thực hiện đúng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Vương Linh
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48