- Trả lời: Thị trường lao động nước ta những năm qua khá sôi động. Người lao động, nhất là những lao động trẻ, khỏe, có trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp tốt có thể dễ dàng di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác tìm kiếm việc làm. Điều này một mặt tạo cơ hội cho người lao động, mặt khác, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến trang bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, có chính sách đãi ngộ tốt nhằm giữ chân người lao động trong bối cảnh cạnh tranh lao động.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hiện rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất cầm chừng, giãn việc, tạm ngừng sản xuất, thậm chí phá sản. Nhiều người lao động, kể cả lao động trẻ, khỏe, có trình độ tay nghề cũng bị thất nghiệp. Họ có thể làm đơn, hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật nếu đủ điều kiện; song, do di chuyển qua nhiều địa phương, liệu họ có thể xin chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tỉnh này sang tỉnh khác để phù hợp với điều kiện cư trú và yêu cầu cá nhân hay không?
Đối với vấn đề này, Điều 22, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm quy định như sau: Về bảo hiểm thất nghiệp, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động đã hưởng ít nhất một tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng (nếu có) và các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động./.
PV
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48