Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, như: Kế hoạch số 56 ngày 27-6-2016 thực hiện Chương trình hành động quốc gia bình đẳng giới tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 26 ngày 26-3-2017 về thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là cơ sở để cả hệ thống chính trị tại địa phương có những bước chuyển biến về nhận thức, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và lồng ghép giới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các địa phương trong tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện chính sách luật pháp, ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, làm tốt công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động truyền thông được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giới, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bình đẳng giới... Theo đó, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền các nội dung về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật Hôn nhân và Gia đình; biểu dương những tập thể, cá nhân, gia đình có sáng kiến, đóng góp tích cực và các mô hình đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống BLGĐ ở cộng đồng; lên án những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ; thông qua các hoạt động như hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật về phòng, chống BLGĐ... Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh với chức năng đại diện bảo vệ, chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho hội viên phụ nữ đã có rất nhiều hoạt động, mô hình góp phần tích cực vào công tác phòng, chống BLGĐ. Từ năm 2007-2017, các cấp Hội cấp phát trên 58 nghìn tờ rơi tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức 81 lớp tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan đến phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới cho hội viên, phụ nữ; tuyên truyền 256 cuộc về Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết số 11 ngày 27-4-2017 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” với gần 213 nghìn lượt người tham dự; tổ chức 19 chiến dịch truyền thông, 75 diễn đàn, 126 hội thảo nhóm về chủ đề bình đẳng giới, phòng, chống BLGĐ, Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, chống lại phụ nữ. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ đã đứng ra thành lập 458 “Địa chỉ tin cậy” góp phần cùng địa phương làm tốt công tác phòng, chống bạo lực trong gia đình và cộng đồng. Hoạt động hỗ trợ vay vốn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống tiếp tục được triển khai thực hiện, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Các mô hình, hoạt động trên được xem là những giải pháp hữu hiệu trong việc phát hiện, ngăn chặn về số vụ cũng như tính chất nghiêm trọng của BLGĐ trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên thời gian qua, công tác bình đẳng ở Nam Định cơ bản đạt được những kết quả tích cực trên mọi chỉ tiêu, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, giải quyết việc làm. Thông qua các chương trình, hoạt động giải quyết việc làm, tỉnh Nam Định đã tạo việc làm mới cho 35.750 lượt người, trong đó xuất khẩu lao động 1.990 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 65,1%; tổng số lao động được đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ là 32.526 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm gần 50%. Nhiều chị em phụ nữ trong tỉnh là chủ doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của địa phương.
Các chỉ tiêu và nội dung về bình đẳng giới cũng được chú trọng thực hiện ở các ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy, HĐND và các vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp còn thấp, hầu hết các chỉ tiêu đều chưa đạt so với mục tiêu Chiến lược quốc gia và Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới của tỉnh đề ra. Số lượng cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020: cấp tỉnh có 8/55 đồng chí (14,55%), cấp huyện có 63/543 đồng chí (11,6%), cấp xã có 563/3.341 đồng chí (16,85%). Trong đó, số lượng cán bộ nữ tham gia Ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh là 1/15 đồng chí và cấp huyện là 21/161 đồng chí. Tỷ lệ nữ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV là 6/15 đồng chí (40%), ứng cử HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 sau hiệp thương lần 3 là 55/114 đồng chí (48,2%). Kết quả sau bầu cử, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội là 1/9 đồng chí (11,1%) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021: cấp tỉnh là 13/67 đồng chí (19,4%), cấp huyện là 96/394 đồng chí (24,3%), cấp xã là 1.323/5.954 đồng chí (22,2%). Tỷ lệ nữ giữ chức vụ cấp Trưởng, phó các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh là 38/220 đồng chí (18,1%), nữ lãnh đạo quản lý cấp huyện là 7/94 đồng chí (7,44%), nữ trưởng phó phòng, ban và tương đương cấp huyện là 104/644 đồng chí (16,15%), số lượng cán bộ nữ giữ chức vụ chủ chốt cấp xã là 63/1.220 đồng chí (5,16%).
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo ở một số đơn vị chưa thực sự được quan tâm; nguồn cán bộ nữ ở một số ngành nghề, một số địa phương còn thiếu; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ còn nhiều hạn chế... Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan vẫn là từ ý thức phấn đấu vươn lên của bộ phận cán bộ nữ còn hạn chế, biểu hiện sự an phận, chưa chủ động để khẳng định mình trong công tác, nhiều cán bộ nữ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng lãnh đạo.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian tới, cùng với các giải pháp thúc đẩy công tác nữ thì các cấp ủy, chính quyền Nam Định sẽ quan tâm hơn trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ. Đồng thời, xây dựng các chính sách bảo đảm được bình đẳng giới, đưa những yếu tố giới vào trong quá trình xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kế hoạch hoạt động của từng ngành. Tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện một số chính sách, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển đội ngũ cán bộ nữ, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy, HĐND, UBND. Phát triển tổ chức hội phụ nữ vững mạnh, nhân rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của hội trong công tác vận động phụ nữ phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ.
Trần Huyền
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh