Tham dự buổi tọa đàm có TS. Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ – TBXH), GS.TS Lê Vân Trình – Chủ tịch Hội KHKT An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam; Thạc sỹ Nguyễn Anh Thơ – Phó cục trưởng Cục An toàn lao động; TS. Nguyễn Ngọc Hải – Viện trưởng Viện an toàn, vệ sinh lao động TPHCM; đại diện các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu…
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, TS. Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đẩy mạnh công tác ATVSLĐ và đã có nhiều chính sách, chế tài nhằm thúc đẩy và xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ để kiểm soát rủi ra tai nạn lao động tại nơi làm việc. Chính vì vậy, công tác ATVSLĐ trong thời gian qua đã chuyển biến rõ rệt, các đơn vị doanh nghiệp đã tập trung nguồn lực, kinh phí để đầu tư cho công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình nhằm giảm thiểu tai nạn lao động. Điểm nổi bật trong thời gian qua là các đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng được hệ thống quản lý và huấn luyện ATVSLĐ tại các nhà máy và tổng công ty của mình, đưa vào áp ụng được đánh giá có hiệu quả cao trong việc làm giảm thiểu tình trạn tai nạn lao động, điển hình như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty xi măng Hà Tiên, Công ty Nhựa Duy Tân là những doanh nghiệp tiêu biểu, đi tiên phong trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ nơi làm và được nhiều đơn vị, doanh nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm.
GS.TS Lê Vân Trình – Chủ tịch Hội KHKT An toàn, vệ sinh lao động Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác ATVSLĐ, trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tình trạng tai nạn lao động tại nơi làm việc vẫn xẩy ra thường xuyên tại các đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ và vừa. Nguyên nhân của tình trạng trên, theo TS. Hà Tất Thắng là do các đơn vị, doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư nguồn lực, kinh phí để xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ; công tác đào tạo nghề và huấn luyện ATVSLĐ tại nhiều doanh nghiệp còn bỏ ngỏ, chưa quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn sử dụng các công nghệ lạc hậu, thủ công, chưa có biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; công tác quản lý ATVSLĐ chưa có biện pháp nhận diện rũi ro để phòng ngừa, nhất là các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có tính chất rủi ro tai nạn lao động tại nơi làm việc cao.
Thạc sỹ Nguyễn Anh Thơ phát biểu tại tọa đàm
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiệm các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm về công tác ATVSLĐ; đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các chủ sử dụng lao động và người lao động để chấp hành nghiêm về công tác ATVSLĐ và có giải pháp xây dựng và quản lý, huấn luyện ATVSLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp của mình nhằm hạn chế tình trạng tai nạn lao động.
Ông Nguyễn Duy Luân - Giám đốc Maketing Công ty Nhựa Duy Tân chia sẻ kinh nghiệm công tác xây dựng, quản lý và huấn luyện ATVSLĐ tại tọa đàm
Ông Nguyễn Bá Giang chia sẻ kinh nghiệm tại tọa đàm
Tại tọa đàm, các đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác ATVSLĐ cũng trao đổi, đã chia sẽ một số kinh nghiệm, giải pháp trong việc xây dựng, quản lý và huấn luyện ATVSLĐ được đánh giá cao, như: Công ty Nhựa Duy Tân (đơn vị đã nhận giải ATLĐ của Asean – OSHNET), Công ty xi măng Hà Tiên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Nhà máy đạm Phú Mỹ, Viện an toàn vệ sinh lao động TPHCM…
Hoàng Cảnh
-
Huyện Đồng Hỷ: Quan tâm giải quyết việc làm bền vững cho người lao động
26-11-2024 14:41 12
-
Thái Nguyên: Phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm
26-11-2024 14:41 07
-
Huyện Phú Lương: Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nghèo
26-11-2024 14:41 03
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51