Tích cực thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(LĐXH) – Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đều quan tâm chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách và sự phối hợp giữa các ban, ngành, các Hội đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng để mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm TNLĐ, BNN.
giám định thương tật bình quân là gần 1,9 tỷ đồng/năm
Luật ATVSLĐ quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Ngoài các nội dung chính được quy định từ trong Luật BHXH nhằm chi trả, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN, Luật ATVSLĐ bổ sung thêm các nội dung: Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc và Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Cụ thể: Điều 55 quy định trường hợp người bị TNLĐ, BNN được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý, nếu phải đào tạo NLĐ để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần; Điều 56 quy định: Hằng năm, Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN được hỗ trợ bao gồm: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; Huấn luyện về ATVSLĐ cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN. Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của Luật ATVSLĐ đã mở rộng đối tượng đóng, hưởng chế độ TNLĐ, BNN phù hợp với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội cho cả đối tượng NLĐ không có hợp đồng lao động, người lao động dưới 15 tuổi, kể cả lao động đã nghỉ hưu… Đây là một ưu điểm vượt trội của các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Để triển khai chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều của Luật ATVSLĐ về Bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc; Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh giảm mức đóng. Bộ LĐTBXH cũng đã ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc.
Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Năm 2017, căn cứ vào thực tế tồn dư Quỹ TNLĐ, BNN (tính đến năm 2014 quỹ TNLĐ, BNN dư khoảng 16.300 tỷ đồng, đến năm 2016, quỹ kết dư khoảng 26.000 tỷ đồng), để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm ngân sách nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ giảm mức đóng từ 1% trên quỹ tiền lương xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương. Với chính sách này, mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỷ đồng và cho doanh nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, nhìn chung cấp ủy, chính quyền địa phương đều quan tâm chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách và sự phối hợp giữa các ban, ngành, các Hội đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng để mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm TNLĐ, BNN. Thực hiện quy định của Luật ATVSLĐ và Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hầu hết các trường hợp TNLĐ, BNN đã xác định tỷ lệ suy giảm sức khỏe đều được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật, cụ thể: Trong giai đoạn 2016 – đến 2018, các cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi khám giám định thương tật bình quân là gần 1,9 tỷ đồng/năm; chi trợ cấp bình quân là gần 148 tỷ đồng/năm; chi trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng bình quân là hơn 452 triệu đồng/năm; chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bình quân là 882 triệu đồng/năm; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề bình quân là gần 67 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ, BNN trong năm 2018 là 200 triệu đồng; năm 2017 phê duyệt hỗ trợ kinh phí huấn luyện từ bảo hiểm xã hội là hơn 96 tỷ đồng cho 38.276 người; năm 2018 phê duyệt hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc là gần 43 tỷ đồng…/.
Cảnh Minh
Từ khóa:
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm
10-11-2024 18:29 15
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
25-11-2024 16:35 15
-
Cà Mau: Tăng cường công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động
21-11-2024 15:46 47
-
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
21-11-2024 09:00 45
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
20-11-2024 14:10 55
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02