Toàn cảnh buổi làm việc với các Sở LĐ-TB&XH và UBND các huyện, thành phố và các xã trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk
Cùng đi với đoàn công tác của Bộ LĐ-TB&XH còn có đại diện của Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo, Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội,... Về phía tỉnh Đắk Lắk có bà H’Yim Kdoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Phú Hùng – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cùng lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Phan Trọng Tùng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (NQ/42/NQ-CP) và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 15/2029/QĐ-TTg), UBND tỉnh tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí và các sở, ngành của địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi về gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng.
Đến nay tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố đã rà soát, lập danh sách hơn 345.378 đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đủ điều kiện hỗ trợ trong gói 62.000 tỷ của Chính phủ, với số tiền đề nghị hỗ trợ trên 298 tỷ đồng. Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH đã trình lên UBND tỉnh 66.569 đối tượng, với số tiền hơn 89 tỷ đồng. Hiên tại, đã chi trả cho 4.935 người, với số tiền trên 7 tỷ đồng.
Trong đó, đối tượng người có công với cách mạng, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyện danh sách hỗ trợ cho 15/15 đơn vị với 9.721 đối tượng, Tổng số tiền là 14.568 triệu đồng. Hiện đã có 9/15 huyện đã thực hiện chi trả được gần 60% trên tổng số đối tượng thụ hưởng, tương ứng với 5.678 người với số tiền là 8.509 triệu đồng.
Đồng chí Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm cùng đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH làm việc với
UBND tỉnh Đắk Lắk
Đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có 15/15 đơn vị đã hoàn thành việc phê duyện danh sách đối tượng hộc trợ, UBND tỉnh đã ban hành quyết định hỗ trợ cho 42.897 dối tượng với tổng số tiền hơn 64.187 triệu đồng. Hiện các toàn tỉnh đã chi trả cho 4.231 đối tượng, với số tiền 6.335 triệu đồng.
Đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, toàn tỉnh đã rà roát được số người là 287.067 người, dự kiến chi trả số tiền trên 212.675 triệu đồng. Hiện đã có 2/15 đơn vị (thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ) đã hỗ trợ chi trả cho 13.942 người, số tiền trên 10 tỷ đồng.
Đối tượng người lao động (NLĐ) tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương mới có 01/15 đơn vị trình danh sách và đã được UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 01 doanh nghiệp với 9 lao động với tổng số tiền là 16,2 triệu đồng. Còn NLĐ không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm cũng có 01 huyện (M Đrắk) trình danh sách với số lao động là 01 người với số tiền là 1 triệu đồng.
Đối tượng người bán vé số (do Công ty TNHH MTV Xổ sổ kiến thiết Đắk Lắk đề xuất), Công ty đã lập danh sách 1.405 người. Hiện đã chi trả cho 129 người với số tiền là hưn 58 triệu đồng.
Bà Y YIM CĐON- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lắk phát biểu tại bu63i làm việc với Đoàn công tác của Bộ LĐ - TBXH
Tại buổi thảo luận với đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH, đại diện một số địa phương tỉnh Đắk Lắk phản ánh, trong quá trình thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19 còn gặp một số khó khăn như, việc rà soát, xác định và phân loại đối tượng được hưởng trợ hỗ trợ do thời gian quá gấp, số lượng đối tượng nhiều, có nhiều loại đối tượng lại mới đi khỏi địa phương. Trong đó có việc, xác định thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ của địa phương cấp xã gặp nhiều khó khăn. Việc xác định trường hợp NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp, trong đó tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp khác cũng gặp nhiều khó khăn cũng gặp nhiều khó khăn...
Đồng chí Trần Phú Hùng – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ LĐ - TBXH
Đại diện Đoàn Giám sát trả lời những ý kiến liên quan đến gói 62 ngàn tỷ tại buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk.
Việc triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với NLĐ cũng còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Đồng chí Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm- qua buổi thảo luận cho thấy nhiều đồng chí lãnh đạo xã nhiệt tình trao đổi. Thực sự những cán bộ cấp cơ sở có tam huyết,nhiệt tình triển khai gói 62 ngàn tỷ đồng.
Phát biểu tại các buổi làm việc, đồng chí Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong công tác triển khai Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Cục trưởng cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng đến nay tỉnh Đắk Lắk không có sai sót nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Đề nghị, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục cố gắng đẩy nhanh tiến độ xét duyệt, chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bởi đây là gói hỗ trợ trong một thời điểm nhất định, khi mọi hoạt động của xã hội đã trở lại bình thường thì nó không còn ý nghĩa nữa.
Đại diện Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương trả lời những ý kiến liên quan đến gói 62 ngàn tỷ tại buổi làm việc
Đại diện Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo lời những ý kiến liên quan đến gói 62 ngàn tỷ đồng
Đồng thời, đồng chí Cục trưởng cũng đề nghị, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Đắk Lắk chủ động, tích cực vào cuộc mạnh mẽ trong việc giám sát quy trình thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng. “Nguyên tắc cơ bản, gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng này là để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng trong dịch Covid-19. Đồng chí Vũ Trọng Bình cũng đề nghị, chính quyền các cấp của tỉnh Đắk Lắk cần tổ chức hội đồng xét duyệt và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội giám sát chặt chẽ chặt công tác xét duyệt, đối tượng nào đủ tiêu chuẩn thì tiến hành chi trả hỗ trợ nhanh; đối tượng nào không thì đưa ra khỏi danh sách. Chúng ta phải làm việc một cách nghiêm túc, công khai và minh bạch để tránh người dân bị thiệt thòi và có khiếu nại, khiếu kiện sau này”, đồng chí Cục trưởng Vũ Trọng Bình nhấn mạnh.
Đại diện các huyện Ea Súp và huyện Cư Mgar phát biểu tại buổi thảo luận với đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH
Đăng Hải
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48