Nhiều phần qua của các đơn vị, doanh nghiệp được gửi tới người dân nghèo và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 tại các khu nhà trọ, xóm lao động nghèo.
Sáng 22/8/2021, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết, căn cứ Công văn số 2627/UBND- VX ngày 6/8/2021 của UBND TP.HCM về việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo và lao động tự do gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 (đợt 2) và qua tổng hợp ý kiến của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về việc hỗ trợ cho công nhân, lao động, sinh viên học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa,…và lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn hiện phát sinh số lượng nhiều so với dự kiến ban đầu, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kép dài.
Theo đó, Sở LĐ-TB&XH TP vừa có Công văn đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận bổ sung số lượng đối tượng là hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa,.. và lao động tự đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn TP để thực hiện chính sách hỗ trợ. Dự kiến, số lao động nghèo bổ sung là 1.048.496 hộ (1). Còn số lao động tự do (không giao kết hợp đồng lao động) (2) dự kiến bổ sung là 669.170 lượt người (lượt người: là số lần hỗ trợ lao động tự do, một lần là 1.500.000 đồng). Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ bổ sung so với Công văn 2627/UBND- VX cho (hai nhóm đối tượng (1) + (2) là hơn 2.576 tỷ đồng đồng (hơn hai ngàn năm trăm bảy mươi sáu tỷ đồng).
Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Lê Minh Tấn, việc thực hiện theo Công văn 2627/UBND- VX với tinh thần và quyết tâm của TP, không phân biệt số người trong hộ, thường trú hay tạm trú, thành phần nghèo nghiệp (công nhân lao động nghèo, sinh viên học sinh ở khu nhà trọ, khu lưu công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa,.. đảm bảo không trùng lắp bỏ sót đối tượng, không để người dân bị thiếu đói, không để hộ đang có khó khăn mà không nhận được hỗ trợ.
Việc thực hiện chính sách phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo có thành viên trong hộ đã hưởng chính sách hỗ trợ lao động tự do quy định tại Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND TP thì không hưởng tiếp chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo. Việc hỗ trợ lao động tự do (không có giao kết hợp đồng lao động) (đợt 2) phải đảm bảo đủ ác điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND TP và Công văn 2209/UBND-KT ngày 01/7/2021 của UBND TP.HCM.
Trương Đăng
-
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng): Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ việc làm bền vững, thị trường lao động
23-12-2024 10:15 28
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
16-12-2024 15:54 43
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46