Vì một APEC thịnh vượng và phát triển
(LĐXH) – Ngày 22/3/2017 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm đã có buổi làm việc với đại diện các Bộ, ngành trong đoàn công tác APEC 2017 ở các nhóm lĩnh vực khác nhau và một số chuyên gia trong lĩnh vực bình đẳng giới đến từ các Viện nghiên cứu, nhằm tham vấn và đóng góp ý kiến cho Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế năm 2017.
Năm 2017 đánh một dấu mốc quan trọng, đi vào lịch sử ngoại giao, hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam khi được vinh dự là nước chủ nhà đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương- APEC lần thứ 25.
Trong bối cảnh hiện nay, với nhiều diễn biến mới, nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chậm chạp, APEC nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn. Với chủ đề “Tạo động lực mới, vun đắp tương lai chung”, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 mang ý nghĩa các nền kinh tế APEC sẽ cùng nhau thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thành các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; chung tay xây dựng tầm nhìn liên kết khu vực trong giai đoạn phát triển mới. Đây là nền tảng quan trọng để cùng tạo dựng quan hệ Đối tác châu Á - Thái Bình Dương, vì phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Dự kiến, từ ngày 26 – 29/9, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 tại thành phố Huế, với nội dung “Tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ: Vì một APEC thịnh vượng và phát triển” và sự góp mặt của khoảng 500 đại biểu là các Bộ trưởng/Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế; các Trưởng nhóm công tác của APEC; các đại biểu đến từ khu vực công và tư của 21 nền kinh tế trong APEC, các tập đoàn, tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế...
Chủ đề được diễn giải bằng 03 nội dung ưu tiên, bao gồm: “Bình đẳng giới, nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm”; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”; “Thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Việc xây dựng Chủ đề và các ưu tiên được dựa trên 3 tiêu chí: thống nhất với Chủ đề chung của năm APEC 2017 (Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung); thể hiện được mối quan tâm chung của cả 21 nền kinh tế APEC; tạo được dấu ấn/điểm mới của Việt Nam trong vai trò nước chủ nhà. Đây là căn cứ hướng dẫn cho việc triển khai các hành động/sáng kiến về lồng ghép giới của các nền kinh tế, các nhóm công tác APEC đóng góp cùng với Việt nam vào thành công chung của Diễn đàn năm 2017. Cuối cùng, đề xuất và khuyến nghị về cải thiện chính sách và thúc đẩy hợp tác công tư về Phụ nữ và Kinh tế trong APEC về Chủ đề và 3 ưu tiên này sẽ được thể hiện trong Tuyên bố Bộ trưởng và gửi lên Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng. Đặc biệt, Chủ đề và các ưu tiên này sẽ phục vụ ngay cho việc tổ chức Hội nghị lần thứ nhất của Nhóm Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế, vào 9-10/5/2017 tại Hà Nội.
Bình đẳng giới được các nhà lãnh đạo APEC coi là một vấn đề xuyên suốt trong mọi lĩnh vực và các diễn đàn của APEC. Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ trong APEC (WLN) được thành lập từ 1996 và nhóm họp các nữ lãnh đạo từ khu vực công và tư của các nền kinh tế để trình các nhà lãnh đạo APEC về khuyến nghị chính sách về tăng cường sự tham gia của phụ nữ và đảm bảo vấn đề giới được thực hiện trong mọi lĩnh vực của APEC. Hội nghị Bộ trưởng APEC lần đầu tiên về Phụ nữ được tổ chức tại Makati, Philippines vào năm 1998. Tuy nhiên từ đó đến năm 2010, chỉ duy trì họp hàng năm cấp vụ với tên gọi Mạng lưới các đầu mối về giới trong APEC(GFPN)-Việt Nam (Ủy ban quốc gia VSTBPN Việt Nam) đã chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị GFPN vào năm 2006 tại Hội An khi Việt Nam đăng cai APEC.
Đến năm 2011, với yêu cầu thúc đẩy lồng ghép bình đẳng giới và thực hiện tiếp cận có hệ thống và đầy đủ về phụ nữ tham gia trong APEC theo hướng tăng cường phát triển hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nhằm tạo các cơ hội kinh tế mới cho phụ nữ, Đối thoại chính sách cấp cao về Phụ nữ và kinh tế được Hoa Kỳ được tổ chức tại San Francisco, Mỹ-chính thức xây dựng một cơ chế mới và hoàn thiện hơn với tên gọi Diễn đàn về phụ nữ và Kinh tế trong APEC (tiếng Anh là APEC Women and the Economy Forum - chữ tiết tắt: WEF).
Từ 2001 đến nay, Diễn đàn WEF được thống nhất tổ chức thường niên với ba hoạt động không tách rời : (i) Đối tác Chính sách về Phụ nữ và Kinh tế (PPWE-cấp Vụ trưởng) ; (ii) Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế (PPDWE-mở rộng khu vực chính thức và tư nhân), và (iii) Đối thoại chính sách cấp cao về Phụ nữ và Kinh tế (HLPD - cấp Bộ trưởng). Diễn đàn này đã được tổ chức ở các nền kinh tế chủ trì: tại Mỹ năm 2011, tại Nga năm 2012, tại Indonesia năm 2013, tại Trung Quốc 2014, tại Philippines năm 2015 và tại Peru năm 2016, năm 2017 sẽ tổ chức tại Việt Nam.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh