Lao động
Vì một thế hệ lao động an toàn và khỏe mạnh
09:45 AM 17/04/2018
(LĐXH) - Hưởng ứng Ngày Thế giới An toàn và Sức khỏe 28/4, chiều ngày 16/4, tại Hà Nội, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động -TBXH) phối hợp với ILO tổ chức Diễn đàn đối thoại “Vì một thế hệ hệ lao động an toàn và khỏe mạnh: Cải thiện điều kiện ATVSLĐ cho lao động trẻ”. Diễn đàn có sự tham gia của các Bộ, Ban, ngành địa phương và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động và đại diện cho thế hệ thanh niên của đất nước.
Ông Hà Tất Thắng - Cục Trưởng Cục An toàn Lao động phát biểu tại Diễn đàn
ILO ước tính hàng năm có khoảng trên 2,3 triệu người chết liên quan đến thương tích và bệnh nghề nghiệp, trong đó có khoảng trên 350.000 người chết do tai nạn lao động và khoảng 2 triệu người chết do bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, hơn 313 triệu người lao động gặp phải TNLĐ tuy không gây tử vong nhưng cũng để lại thương tích nặng nề và mất đi khả năng lao động.
Hiện nay, thế giới có 541 triệu người lao động trẻ tuổi (15-24 tuổi) – trong đó bao gồm 37 triệu lao động trẻ em. Lao động trẻ em chiếm hơn 15% lực lượng lao động trên thế giới và có nguy cơ cao phải chịu các tai nạn thương tích và bệnh nghề nghiệp cao hơn 40% so với những người trên 25 tuổi. Nhiều yếu tố có thể làm tăng tính dễ tổn thương đối với thanh thiếu niên, chẳng hạn như giai đoạn phát triển thể chất và tâm lí, thiếu kinh nghiệm làm việc và thiếu đào tạo, huấn luyện, nhận thức hạn chế về các mối nguy hiểm liên quan đến công việc và thiếu khả năng thương lượng. Điều đó có thể dẫn đến những người lao động trẻ chấp nhận những nhiệm vụ nguy hiểm hoặc những công việc có điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, trong nông nghiệp, lao động trẻ và người sử dụng lao động trẻ vẫn chức có hiểu biết cề các bước cần thực hiện để giảm bớt rùi ro trước tác hại lâu dài của thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và các mối nguy hại khác. Ở các làng nghề, người sử dụng lao động thường đánh giá thấp nguy cơ phát sinh từ những máy móc hông được bảo dưỡng, bảo trì đầy đủ và nhu cầu về thiết bị bảo hộ. Nhiều lao động trẻ tin rằng, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố liên quan đến công việc.
Đại diện ILO phát biểu tại buổi đối thoại
ILO cho rằng, mọi trẻ em có quyền tránh khỏi lao động trẻ em dưới mọi hình thức và tất cả người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn và khỏe mạnh. Chấm dứt lao động trẻ em nguy hiểm, độc hại và cải thiện an toàn và sức khỏe cho người lao động trẻ là cách để xây dựng một thế hệ người lao động tương lao làm việc có năng suất, có thu nhập tốt và có khả năng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đồng thời cũng là cách để cải thiện an toàn và sức khỏe cho tất cả người lao động, đảm bảo cuộc sống của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, thông qua đó, giúp ngăn ngừa lao động trẻ em.
Các đại biểu tham dự buổi đối thoại
Phát biểu tại Diễn đàn đối thoại, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết: Tại Việt Nam, trong năm 2017, trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ TNLĐ, làm 9.173 người bị nạn, trong đó 898 vụ TNLĐ chết người, làm 928 người chết. Ông Hà Tất Thắng cho biết thêm, là một quốc gia có đông lao động trẻ trong độ tuổi từ 15-24, Việt Nam cũng đã ban hành những chính sách, quy định hướng tới việc đảm bảo ATVSLĐ cho lao động trẻ như quy định doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm huấn luyện ATVSLĐ cho lao động mới vào làm việc, lao động học nghề tập nghề; quy định về bảo đảm ATLĐ cho đối tượng lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động – nơi thường có nhiều lao động trẻ tự lập nghiệp, hoặc làm việc trong các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp...
Theo ông Hà Tất Thắng, Diễn đàn đối thoại “Vì một thế hệ hệ lao động an toàn và khỏe mạnh: Cải thiện điều kiện ATVSLĐ cho lao động trẻ” nhằm hướng tới một chiến dịch hành động làm nổi bật tầm quan tọng của việc giải quyết những thách thức này và cảu thiện an toàn và sức khỏe cho người lao động trẻ, không chỉ để thúc đẩy việc làm bền vững của thanh thiếu niên mà còn liên kết những nỗ lực này để chống lại các nguy cơ và các hình thức khác của lao động trẻ em./.
PV
Từ khóa: