Theo báo cáo của Viện, trong năm 2016, Viện KHLĐXH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thành tốt vai trò đầu mối trong theo dõi thực hiện Nghị quyết số 70 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; tham gia Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổ biên soạn Báo cáo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tổ xây dựng Đề án Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Chủ trì xây dựng và công bố các bản tin cập nhật thị trường lao động; Xây dựng báo cáo đánh giá tác động hội nhập trong lĩnh vực lao động - xã hội; Xây dựng 10 báo cáo giúp lãnh đạo Bộ trình các cơ quan Đảng và Chính phủ; Chuẩn bị các báo cáo trình lãnh đạo Bộ; Tham mưu trình lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ.
Công tác quản lý khoa học của Viện được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế hoạt động khoa học công nghệ. Các hoạt động nghiên cứu đã bám sát nhiệm vụ của ngành, cung cấp kịp thời cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách. Theo đó, trong năm Viện đã triển khai thực hiện 46 đề tài/dự án, đồng thời, Viện cũng đã có những hợp tác đối với các đối tác trong và ngoài nước, các trường đại học trong các hoạt động tư vấn nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực lao động và xã hội.
Đại diện của các đơn vị tham dự hội nghị cũng đã có những góp ý, chia sẻ với các nội dung trong báo cáo tổng kết của Viện KHLĐXH. Nhiều đại biểu cho rằng: Viện KHLĐXH nên có các nghiên cứu về một số vấn đề dựa trên bằng chứng khoa học, có tính lý luận và sự đúc kết kinh nghiệm quốc tế. Trên thực tế, Viện đã có những điều tra, khảo sát hết sức hiệu quả, song các kết quả nghiên cứu khoa học thường khó nhìn thấy và khó sử dụng. Vì vậy, cần thiết có nhiều hoạt động để phản ảnh, giới thiệu các kết quả nghiên cứu một cách sâu rộng, có sự chắt lọc. Và để kịp thời đưa các kết quả nghiên cứu khoa học, ví dụ như khảo sát thị trường lao động, dự báo nguồn nhân lực... đến với cộng đồng, hoạt động truyền thông của Viện cần phải linh hoạt hơn để đi đến mục đích tạo sự đồng thuận về mặt chính sách trong xã hội.
TS. Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội nêu ý kiến, điều kiện xã hội đã thay đổi thì các chính sách cũng phải kịp thời thay đổi, do đó, các nghiên cứu khoa học cần phải nhanh nhạy phát hiện và có phương pháp tiếp cận vấn đề để đáp ứng nhu cầu của không chỉ đội ngũ chuyên gia, những người làm chính sách mà còn đến được gần hơn với người dân cả về số liệu, nhận định cũng như đưa ra các dự báo đón đầu.
Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị cũng đề nghị sự phối kết hợp giữa Viện đối với các đơn vị cần chặt chẽ hơn. Đơn cử, đại diện Vụ Pháp chế đề nghị viện KHLĐXH cần các nghiên cứu hỗ trợ các đơn vị (như nghiên cứu về việc làm đối với trẻ em, tính giới trong lao động, chính sách bảo hiểm, nhu cầu việc làm...) không chỉ cung cấp các chứng cứ, luận điểm khoa học mà còn phải đáp ứng về mặt thực tiễn thông qua các điều tra, khảo sát. Đây là việc mà các đơn vị quản lý Nhà nước khó thực hiện do các điều kiện liên quan, nhất là thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá cao các kết quả hoạt động của Viện trong thời gian qua. Về cơ bản, các đề tài, dự án Viện nghiên cứu đều bao phủ hầu khắp các lĩnh vực thuộc Bộ, chất lượng được đánh giá khá tốt. Đặc biệt trong tình hình khó khăn, hạn chế về tài chính, Viện đã linh hoạt trong hợp tác để tìm kiếm nguồn lực. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, đến thời điểm này, Viện vẫn chưa khắc phục được hạn chế trong nhiều năm qua đó là ít có nghiên cứu đón đầu, nghiên cứu mang tính cảnh báo và các hoạt động còn dàn trải, thiếu trọng tâm, ít có tính chất chiến lược. Do đó, bên cạnh việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị Bộ giao, tới đây, Viện KHLĐXH cần phải có các nghiên cứu chất lượng để chuyển hóa về mặt luật pháp, chính sách chứ không đơn thuần tham gia góp ý kiến. Đồng thời, Viện phải làm việc cụ thể với các đơn vị trong Bộ để có đề xuất nghiên cứu những nội dung, đề tài thiết thực, có tính chất đón đầu, định hướng và cảnh báo. Về mặt nhân sự, lãnh đạo Bộ yêu cầu Viện có chiến lược sử dụng cán bộ một cách hài hòa, nhằm huy động tối đa năng lực, chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, trở thành những chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiên cứu./.
Đăng Doanh
-
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
16-11-2024 12:05 10
-
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
16-11-2024 05:44 51
-
Các nhà lãnh đạo trẻ khát vọng xây dựng một ASEAN kết nối và sáng tạo hơn
16-11-2024 05:44 41
-
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
05-11-2024 14:56 51
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
04-11-2024 20:35 46
-
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (Bài 2)
16-10-2024 15:40 32