Vĩnh Phúc: Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
(LĐXH)- Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ- PCCN. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động thực hiện nghiêm túc, chấp hành tương đối nghiêm các quy định về ATVSLĐ - PCCN của Nhà nước và pháp luật.
Hằng năm, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức triển khai rộng rãi Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, qua đó trình độ của cán bộ làm công tác ATVSLĐ của các cấp được nâng lên, kinh nghiệm và phương pháp huấn luyện, truyền thông ngày càng hoàn thiện. Nâng cao chất lượng và số lượng các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ. Các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý ATVSLĐ. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ tác động của công tác ATVSLĐ đến năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, đến sự phát triển của doanh nghiệp, đã quan tâm tới việc cải thiện điều kiện làm việc, huấn luyện công tác ATVSLĐ, đo kiểm tra môi trường lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho người lao động… xây dựng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ.
Người lao động đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đến sức khỏe và tính mạng của mình; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm an toàn, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động; tạo tâm lý ổn định cho người lao động, tạo dựng mối quan hệ gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp; làm cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Công ty Điện lực Vĩnh Phúc phổ biến nội dung công việc và biện pháp an toàn đầu giờ
trước khi đến hiện trường làm việc
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể như sau: Các chế tài xử lý sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp; Một số ngành, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, chưa lãnh đạo, chỉ đạo triệt để, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Trình độ chuyên môn của công chức làm công tác ATVSLĐ ở cấp cơ sở còn hạn chế nên công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ cấp cơ sở chưa hiệu quả; Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về công tác ATVSLĐ-PCCN còn chồng chéo, thay đổi và bổ sung liên tục; trong khi đó, sự phối kết hợp giữa các ngành trong công tác chỉ đạo còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
Các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân vi phạm về công tác ATVSLĐ-PCCN như: Chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chưa huấn luyện kiến thức ATVSLĐ- PCCN cho người lao động; chưa khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; chưa kiểm định và khai báo việc sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt... , công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động, báo cáo tổng kết ATVSLĐ chưa kịp thời, nội dung sơ sài ít có số liệu cụ thể ảnh hưởng đến việc tổng hợp, theo dõi…
Để tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung, giải pháp Chỉ thị số 29-CT/TW. Cần xác định công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện môi trường điều kiện làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bảo đảm sức khỏe cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, phải đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hằng kỳ.
Đẩy mạnh đổi mới về hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền, vận động các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, người sử dụng lao động, người lao động và người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về công tác ATVSLĐ. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025, các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm sát thực tiễn từng ngành, từng môi trường lao động, đảm bảo hiệu quả.
Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ - PCCN; kiểm tra đột xuất, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra; cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đình chỉ, tạm dừng hoạt động đối với các doanh ngiệp, cá nhân, cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện ATVSLĐ - PCCN và gây ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” và phong trào quần chúng tham gia thực hiện tốt công tác ATVSLĐ; củng cố kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ ở các cấp công đoàn; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, hoạt động thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương những mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến và phê phán các hành vi vi phạm cũng như thiếu trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ để xảy ra tai nạn lao động chết người, sự cố cháy nổ.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cần tuyên truyền, tập huấn Luật ATVSLĐ cho người lao động. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể về công tác ATVSLĐ; tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc. Xây dựng các biện pháp, phương án cải thiện điều kiện làm việc; xây dựng nội quy, quy trình làm việc ATVSLĐ trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh, duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức, kỷ luật lao động cho người lao động trong doanh nghiệp; kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, khai báo và xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động…/.
Minh Hiền
Từ khóa:
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
08-11-2024 12:50 35
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
08-11-2024 10:45 47