Người lao động có thu nhập ổn định từ chương trình IM Japan
(LĐXH) - Qua 10 năm thực hiện Chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản , nhiều thực tập sinh Việt Nam được các công ty tại Nhật Bản đánh giá cao về tay nghề cũng như ý thức, tác phong công nghiệp…
Chương trình được thực hiện từ năm 2006 theo thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển Nhân lực quốc tế Nhật Bản. Theo đó, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm vơi thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/người/tháng, sau khi về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ 600.000 Yên để khởi nghiệp (khoảng 130 triệu đồng). Qua 10 năm thực hiện chương trình này, nhiều thực tập sinh Việt Nam được các công ty tại Nhật Bản đánh giá cao về tay nghề cũng như ý thức, tác phong công nghiệp. Đặc biệt, Trung tâm Lao động Ngoài nước đã phối hợp với Văn phòng IM Japan tổ chức các buổi phỏng vấn khi người lao động kết thúc hợp đồng đúng thời hạn, trong đó một số cá nhân được người sử dụng lao động giao đảm trách các vị trí quan trọng ở chi nhánh của công ty tại Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình về nước.
Đến thời điểm này, Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với IM Japan tuyển chọn, đào tạo và phái cử 3.155 thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong ngành xây dựng. Tính riêng trong 9 tháng năm 2016, đã có 468 thực tập sinh xuất cảnh…
Một chính sách nhân văn nữa trong chương trình này là từ ngày 07/8/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức IM Japan đã ký thỏa thuận về việc phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên nghèo Việt Nam từ “Quỹ phúc lợi công cộng” của IM Japan. Theo đó, người lao động thuộc diện hộ nghèo, đối tượng chính sách xã hội sẽ được đài thọ miễn phí cũng như chi phí ăn ở trong thời gian tham dự khóa đào tạo với tổng kinh phí 15 triệu Yên (trên 3,2 tỷ đồng). Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Văn phòng IM Japan tại Việt Nam tổ chức 3 đợt tuyển chọn được 68 ứng viên thuộc các tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam và Bến Tre, hiện 62 người đã xuất cảnh…
Riêng chương trình tiếp nhận lao động trong ngành đóng tàu và xây dựng, ngày 06/3/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức IM Japan đã ký kết thỏa thuận về việc tiếp nhận lao động sang làm việc trong lĩnh vực này và các thực tập sinh đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đã ký kết và được các doanh nghiệp phía Nhật Bản đánh giá cao về kỹ năng nghề cũng như ý thức kỷ luật trong quá trình làm việc…
Mặc dù đã có những nỗ lực từ 2 phía, nhất là trong việc đăng tải thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng thực tế nhiều lao động vẫn chưa dành nhiều thời gian theo dõi, tìm hiểu và đăng ký dự tuyển, dẫn đến một số trường hợp do nhẹ dạ, cả tin để các đối tượng cò mồi, lừa đảo, lợi dụng thu các khoản tiền bất chính, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của bản than người lao động ảnh hưởng đến sự phát triển của chương trình… Áp lực trong quá trình học tập ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của thực tập sinh, nhiều em đã phải xin dừng hoặc thị giác bị ảnh hưởng… Một bộ phận người lao động chưa thực sự quyết tâm trong quá trình học tập, thậm chí có những trường hợp đã xuất cảnh những xin về nước với những lý do không chính đáng hoặc bỏ trốn khỏi nơi thực tập tại Nhật Bản…
Lê Hoàng Việt
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48