Bắc Giang: Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
(LĐXH) – Trong năm 2021, nguồn vốn tín dụng xã hội đã phát huy hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, duy trì việc làm, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tỉnh Bắc Giang bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch bùng phát tháng 5 và tháng 6. Song với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong năm, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp tiếp tục duy trì hoạt động theo quy chế; kịp thời kiện toàn, bổ sung thành viên khi có sự thay đổi; triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06/KL-TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong đó quan tâm cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp cùng với NHCSXH tỉnh, huyện triển khai kịp thời các chính sách tín dụng đến người dân trên địa bàn, đặc biệt là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ người sử dụng vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, duy trì việc làm, ổn định cuộc sống
Nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đến ngày 31/12/2021, tổng nguồn vốn đạt 5.416 tỷ đồng, tăng 782 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,8% so với năm 2020, trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 173,2 tỷ đồng, tăng 33,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 133%; nguồn vốn huy động tổ chức, cá nhân đạt 1.087 tỷ đồng, tăng 157 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,9%.
Tổng dư nợ tín dụng năm 2021 đạt 5.404,6 tỷ đồng, tăng 780,8 tỷ đồng, tỷ lệ 16,8% so với năm 2020, trong đó dư nợ cho vay Nghị quyết số 68/NQ-CP là 381,67 tỷ đồng là chi nhánh đứng đầu toàn quốc về dư nợ cho vay, có 30.976 khách hàng được vay vốn, với 107.187 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Gắn với việc tăng trưởng dư nợ, NHCSXH tỉnh cũng tích cực triển khai đôn đốc nợ quá hạn, do đó tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,04%/tổng dư nợ.
Trong năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 10 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận vốn, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động từ vốn giải quyết việc làm; xây dựng trên 25 nghìn công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường; hơn 4.000 hộ vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hỗ trợ cho 144 người có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, xây mới, cho vay 86 trường hợp sử dụng lao động để trả lương cho 51.025 người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19... Qua đó, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trong năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, trong đó quan tâm cân đối chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp tổ chức triển khai tốt công tác rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn tại cơ sở, tích cực tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương, tập trung huy động vốn tại địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn; duy trì chất lượng tín dụng đảm bảo tính đồng đều, bền vững; tổ chức tốt hoạt động giao dịch xã, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm vay vốn. Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và khôi phục sản xuất… Phấn đấu tăng trưởng tín dụng chính sách xã hội đạt từ 7 - 10%; Tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương theo chuẩn nghèo mới để làm căn cứ rà soát nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh./.
Minh Hưng
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08