Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung thực hiện hiệu quả các nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững.
Tính đến cuối năm 2023, tỉnh Bắc Giang còn 2.558 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63%
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tổng kinh phí được giao năm 2023 của Bắc Giang là 410.565 triệu đồng. Tính đến ngày 15/12/2023, kinh phí giải ngân được 207.724 triệu đồng, đạt 50,6% kế hoạch.
Từ nguồn vốn được phân bổ, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện: Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo giao cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư thực hiện cải tạo nâng cấp 05 tuyến đường giao thông liên xã và 04 công trình trạm; 08 công trình sửa chữa, duy tu đường giao thôn liên thôn, sửa chữa trạm bơm, cứng hóa kênh mương. Đối với Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, đã giải ngân được 34.352 triệu đồng, đạt 70% kế hoạch; thẩm định 143/145 dự án, trong đó triển khai 11 dự trồng trọt và 132 dự án chăn nuôi, tổng số hộ hưởng lợi là 1.681 hộ nghèo, 1.362 hộ cận nghèo và 335 hộ thoát nghèo.
Về Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, tổng kinh phí ngân sách là 75.667 triệu đồng, đã giải ngân được 37.251 triệu đồng, đạt 49,2% kế hoạch. Trong đó, tỉnh đã đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang với kinh phí là 4.400 triệu đồng; Xây dựng Trường Cao đẳng miền núi Bắc Giang kinh phí là 12.900 triệu đồng; UBND các huyện, thành phố đã tổ chức 78 lớp đào tạo nghề cho 2.460 người lao động, đạt 91,4% kế hoạch; Thực hiện thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia hoạt động giao dịch việc làm…
Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình như đã tổ chức 70 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 13.462 cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; Tổ chức 32 cuộc trao đổi với học tập kinh nghiệm cho 1.072 cán bộ làm công tác giảm nghèo; Tổ chức kiểm tra công tác quản lý về giảm nghèo tại các xã thực hiện dự án, mô hình, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở các thôn, bản có thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo hiệu quả hơn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo tại 10/10 huyện, thành phố. Đẩy mạnh công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, với kết quả giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch. Trong đó đã tổ chức 10 hội nghị tập huấn, đối thoại cho 1.297 cán bộ phụ trách lĩnh vực thông tin - truyền thông để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giảm nghèo tại cơ sở, thiết lập 14 cụm thông tin, tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội...
Tính đến hết năm 2023, theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, Bắc Giang còn 12.558 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63%, giảm so với năm 2022 là 5.388 hộ, tương đương với tỷ lệ giảm 1,18%; còn 16.215 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,40%, giảm so với năm 2022 là 3.584 hộ, tương đương với tỷ lệ giảm 0,8%. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công với cách mạng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bắc Giang cũng còn một số khó khăn, hạn chế như: Triển khai Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, hiện nay không có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đối với Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 - Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đối tượng thụ hưởng dự án này đi làm việc ở nước ngoài không nhiều, nên kết quả giải ngân thấp. Mặt khác, theo hướng dẫn tại Văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi cho Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, có nêu: Trung tâm GDNN-GDTX không thuộc đối tượng thụ hưởng các nội dung về giáo dục nghề nghiệp của 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Đến nay, Bộ Lao động - TBXH chưa có văn bản trả lời chính thức. Do vậy, gây khó khăn cho các Trung tâm GDNN-GDTX khi thực hiện đấu thầu đặt hàng, sửa chữa nhà xưởng.
Trong thời gian tới, Bắc Giang sẽ tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước; các Công văn chỉ đạo về tiến độ giải ngân của UBND tỉnh. Đôn đốc các chủ đầu tư kịp thời tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán, giải ngân tại Kho bạc Nhà nước đối với các dự án. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01