Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị chưa tăng lương tối thiểu vùng
(LĐXH)- Trong văn bản gửi 13 Bộ, ngành và 4 hiệp hội lấy ý kiến dự thảo báo cáo Chính phủ trước 10/3 về tiền lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị chưa nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 sau khi phân tích nhiều yếu tố.
Theo công văn, Bộ Lao động - TBXH bác bỏ hai đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 và điều chỉnh thời điểm tăng lương từ 1/1 hằng năm sang 1/7 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trong buổi làm việc với Chính phủ vào cuối năm 2020.
Cụ thể, lý do là việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tác động đến việc làm của người lao động, trong khi doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính vì vậy, Hội đồng Tiền lương Quốc gia khuyến nghị Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê về lao động và việc làm, Bộ Lao động - TBXH cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh chưa thể phục hồi như trước khi xảy ra dịch bệnh. Cả nước có hơn 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Con số này tăng gần 14% so với năm 2019. Bình quân mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên 2,48%, là mức cao nhất trong 10 năm qua. Thu nhập của người lao động bình quân 6,62 triệu đồng, giảm 75.000 đồng so với năm 2019.
Điều này cho thấy năm 2020, lương tối thiểu có điều chỉnh tăng thì thu nhập của người lao động vẫn giảm. Do lương tối thiểu chỉ để đảm bảo mức sàn thấp nhất cho người lao động, tăng lương tối thiểu không làm tăng tiền lương, thu nhập chung của người lao động.
Theo ông Nguyễn Huy Hưng, Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ Lao động - TBXH), cho biết: Mức lương tối thiểu hiện nay áp dụng cho năm 2021 vẫn đáp ứng mức sống tối thiểu. Về kiến nghị điều chỉnh tiền lương sang 1/7 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thì các quy định pháp luật không ấn định thời điểm điều chỉnh cụ thể, nhưng từ trước đến nay, thông lệ quốc tế và Việt Nam thường gắn với năm tài chính để tăng lương từ 1/1 hằng năm.
Như vậy, ngày 1/1 hằng năm là thời điểm mà doanh nghiệp, người lao động thương lượng để điều chỉnh chính sách lương, thưởng, xác lập điều kiện lao động mới, duy trì ổn định quan hệ lao động. Phần lớn các quốc gia đều chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu trùng với lúc năm tài chính bắt đầu để thuận lợi cho doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh…
Vì vậy, Bộ Lao động - TBXH đề nghị duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng vào ngày 1/1 hằng năm như hiện hành. Tùy theo diễn biến thực tế, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nghiên cứu và có đề xuất cụ thể với Chính phủ.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Nam Định: Đảm bảo an toàn lao động để phát triển bền vững
10-12-2024 15:55 02
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
-
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
12-12-2024 12:17 55
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00