Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, xâm hại tình dục trẻ em là một vấn nạn nhức nhối xảy ra trong thời gian dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa bao giờ bỏ qua những việc như thế này. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ trẻ em, năm 2017, Bộ đã chọn chủ đề của Tháng Hành động vì trẻ em là “Phòng, chống xâm hại trẻ em”. Theo đó, ngay từ đầu năm, Bộ đã có văn bản gửi cho các địa phương để hướng dẫn hoạt động liên quan đến chủ đề này.
Tuy nhiên theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, trong thực tiễn, để xử lý được một vụ xâm hại trẻ em, liên quan đến rất nhiều bên, từ nạn nhân, thủ phạm, gia đình, nhà trường, cơ quan điều tra, các cơ quan pháp luật khác… từ đó mới có thể kết luận được hành vi xâm hại trẻ em và tiến tới xử lý theo quy định của pháp luật. Quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là không im lặng đối với các hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em và đề nghị các cá nhân, cơ quan, tổ chức thông tin, thông báo, tố giác kịp thời các hành vi, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, làm sao phải ưu tiên điều tra để có kết luận chính xác và nhanh nhất.
“Bên cạnh đó các cấp, các ngành liên quan cũng cần sớm vào cuộc, thực hiện việc thăm hỏi, tư vấn, có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu tổn hại về mặt tinh thần, thể chất cho các cháu và gia đình. Vụ việc xâm hại khi xảy ra, đối với bản thân các cháu, có thể nói sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, bị ảnh hưởng tâm lý suốt cả cuộc đời”- bà Lan chia sẻ.
Với góc độ là một lãnh đạo nữ, là một người mẹ, bà Đào Hồng Lan cho rằng những vụ việc xảy ra thực sự “đau xót và phẫn uất”. Nỗi đau này không chỉ riêng đối với các gia đình mà còn là nỗi đau cho tương lai của các cháu. Về mặt xã hội, đây là sự suy đồi đạo đức của một số người, cần phải lên án mạnh mẽ và phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng nhận định, những vụ việc được phát hiện chỉ là một phần của “tảng băng chìm”. Thậm chí nhiều vụ việc xảy ra, nhiều gia đình lo lắng cho tương lai con em mình, nên đã im lặng không dám tố cáo, vì sợ con mình bị kì thị, xấu hổ, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Phần lớn những vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thủ phạm là những người thân, người quen của gia đình và các em. Bên cạnh việc xử lý của pháp luật, thì cũng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại cho cha mẹ và trẻ em.
-
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
19-11-2024 20:08 22
-
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
19-11-2024 16:12 29
-
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
18-11-2024 15:03 39
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18