Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hướng tới mô hình 2 nhà trường thực chất trong giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH)- “Muốn đạt mục tiêu chuyển hướng đào tạo nghề 70% thực hành, chúng ta ít nhất phải hướng tới mô hình thực hiện song song 2 “nhà trường”. Một nhà trường với các giáo viên và giảng đường, phòng thực hành như hiện nay. Một nhà trường thứ hai cũng rất quan trọng chính là doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề...”
Đây là một trong những ý kiến phát biểu của đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác của Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp với các doanh nghiệp về đào tạo, cung ứng 21.500 nhân lực tay nghề cao giai đoạn 2020 – 2025 tổ chức vào chiều 29/10 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các đại biểu khai trương khu vực trưng bày Logo tôn vinh doanh nghiệp phối hợp đào tạo với nhà trường
Mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề
“Để chuẩn bị nhân lực kỹ năng tay nghề cao cho phát triển đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao, chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tiên tiến, hiện đại cho các trường; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm các cấp độ. Đến nay, đã có hàng chục trường nghề có chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định uy tín của Mỹ, Anh, Pháp, 25 trường được công nhận đủ điều kiện đào tạo 12 nghề chuyển giao từ Úc, 45 trường được công nhận đủ điều kiện đào tạo 22 nghề chuyển giao từ Đức. Hàng trăm trường nghề đang đào tạo các nghề trọng điểm phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh.
Tháo gỡ bài toán thiếu hụt nhân lực
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho biết: Lực lượng lao động Việt Nam bắt đầu thiếu chứ không phải dồi dào nữa. Ở nông thôn hiện có 2 tình trạng dễ nhận thấy là già hoá và phụ nữ hoá. Cũng trong thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã chủ động đào tạo nhiều ngành, nghề thu hút và “giữ chân” nông dân. Nếu không xu hướng dịch chuyển lao động nông thôn vào đô thị hoặc chỉ đi xuất khẩu lao động còn lớn hơn nhiều.
“Đây là đơn hàng lớn đối với nhà trường. Khâu tổ chức thực hiện tới đây cần đặc biệt chú ý tập trung tuyên truyền, xây dựng phương án tuyển sinh theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, các Bộ, ngành và các địa phương. Nhà trường cần phối hợp ngay với từng doanh nghiệp rà soát, chỉnh sửa lại các chương trình đào tạo, vừa đáp ứng chuẩn đầu ra, vừa cập nhật, bám sát yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp tham gia nên coi việc hợp tác hôm nay là một giải pháp tốt nhằm cùng nhau tháo gỡ bài toán nhân lực có tay nghề đang thiếu hụt…” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nêu rõ.
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00