Giáo dục - Nghề nghiệp
Chia sẻ Kinh nghiệm và Kế hoạch đào tạo ngành Logistics
08:57 AM 24/06/2019
(LĐXH) - Ngày 22/6/2019, tại TP.HCM Chương trình Chính phủ Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM tổ chức Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm và Kế hoạch đào tạo ngành Logistics”

Lãnh đạo Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam  phát biểu tại hội thảo

Tham dự hội thảo có ông Hoàng Văn Phòng - Phó Chủ tịch Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam, ThS. Lâm Văn Quản – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam; ông Hoàng Thái Sơn – Chuyên viên Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH); ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM cùng các đơn vị, doanh nghiệp…

ThS. Lâm Văn Quản - Hiệu trưởng Trường Cao đăng Kinh tế TPHCM chia sẻ tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Văn Phòng – Phó Chủ tịch Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam cho biết: “ Mục đích của Hội thảo là nhằm tạo một diễn đàn cho người tham dự chương trình Aus4Skills, các cơ quan chính phủ, các trường nghề và các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và các ý tưởng kế hoạch khả thi trong việc phát triển nguồn nhân lực và giải pháp đào tạo hiệu quả từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong giai đoạn ngắn hạn 2019-2020.

Ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp,

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM phát biểu tại Hội thảo

Theo khảo sát, hiện nay cả nước có khoảng 5000 doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam, trong đó có 54% doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM và nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được 10% nhu cầu của ngành. Chính vì vậy, hiện ngành Logistics đang đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực có tay nghề đã gia tăng yêu cầu phát triển và đảm bảo đáp ứng khẩn thiết nguồn nhân lực có tay nghề. Điều này thực sự cần được xem xét và phía các doanh nghiệp đang mong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển các chương trình đào tạo nghề Logistics chất lượng ngắn hạn và chính quy; các phương pháp đánh giá phù hợp; trang thiết bị đào tạo và tập huấn viên/giảng viên có năng lực chuyên môn. Chắc chắn cần hợp tác với doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng cơ hội nghề nghiệp cần nhất quán với với mục tiêu và đầu ra của chương trình đào tạo.

Đại diện các đơn vị chia sẻ tại hội thảo về công tác đào tạo nhân lực ngành Logistics

đang đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực có tay nghề hiện nay

Lê Việt

 

 

Từ khóa: