Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
(LĐXH) – Tính đến thời điểm này, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm đã được các tỉnh chú trọng, 56/63 tỉnh, thành phố đạt từ 70% trở lên số xã, phường, thị trấn tổ chức ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm, 100% các tỉnh, thành phố đều có thông tin về PCMD được đăng tải trên cơ quan báo chí cấp trung ương và cấp tỉnh…
Các cơ quan, đơn vị đã triển khai lồng ghép nội dung PCMD với phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, ma túy, các loại tội phạm thông qua nhiều hoạt động đa dạng như: Kiểm sát viên, trong quá trình tố tụng các vụ án về mại dâm, đồng thời tuyên truyền cho các đối tượng về tác hại của hoạt động mại dâm, hậu quả pháp lý, xã hội (Viện Kiểm sát Nhân dân); phát động phong trào thi đua, thực hiện cam kết không tham gia tệ nạn xã hội (Bộ Công thương); thực hiện lồng ghép nội dung tuyên truyền, thông qua hình thức tập trung, lưu động, phát thanh nội bộ.., chú trọng các đơn vị khu vực biên giới và cảng biển, phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng tin bài, phóng sự (Bộ Quốc phòng); chỉ đạo Trung tâm Điện ảnh, Thể thao và Du lịch Việt Nam sản xuất, phát sóng trên kênh Truyền hình Nhân dân bộ phim phóng sự về Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); phối hợp với các ngành, đoàn thể, cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID, cập nhật phương thức thủ đoạn hoạt động và kết quả đấu tranh PCMD (Bộ Công an); các cơ quan báo chí, truyền thông trực thuộc đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, thông tin về PCMD (Tòa án nhân dân); tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng thực hành xã hội giúp nhận biết, phòng tránh thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, dụ dỗ thanh thiếu niên vào các đường dây mại dâm; thành lập đội hình thanh niên tình nguyện thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa bàn cơ sở (Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); duy trì, nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Nông dân nuôi dạy con tốt, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Nông dân với pháp luật”, mô hình 4 “Không” (Hội Nông dân Việt Nam); tập trung tuyên truyền trên thông tin, kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội trên các báo điện tử, Cổng thông tin điện tử, trang Fanpage của Hội; chỉ đạo các cấp Hội lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua hoạt động Tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậu cộng đồng tại các địa bàn xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam).
Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh. Các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện của quốc gia, cơ quan báo chí, truyền thông đã kịp thời đăng tải thông tin tuyên truyền về PCMD trên tất cả các nền tảng (báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội...), thông qua hệ thống bản tin, chương trình tin tức, chuyên mục thường kỳ (Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao...). Đài Tiếng nói Việt Nam đã tuyên truyền về PCMD bằng 13 tiếng dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Dao, Ê - đê, K’ho, M’nông, Jarai, Bana, Xơ đăng, Chăm, Kh’mer, Cơ tu, Tày - Nùng) tại 6 khu vực trên cả nước theo đặc thù vùng miền.
Các địa phương đã tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa mại dâm. Trong đó, tập trung tuyên truyền tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp, có nhiều trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng nguy cơ cao tham gia hoạt động mại dâm; tiếp tục duy trì hoạt động truyền thông qua nhóm Zalo của các khu phố, tổ dân phố, địa bàn dân cư và qua hệ thống loa truyền thanh, các câu lạc bộ, Đội công tác xã hội tình nguyện.
Chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuyên truyền, vận động chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở và có 58.364 cơ sở thực hiện việc ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, không để xảy ra tệ nạn mại dâm tại cơ sở.
Các xã, phường, thị trấn đã tổ chức 36.129 cuộc tuyên truyền, phổ biến về PCMD với 3.060.851 lượt người tham gia tại cộng đồng, 4.034.842 lượt người thuộc nhóm có nguy cơ cao (cụ thể: 69.310 lượt người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 709.548 lượt người lao động trong các khu công nghiệp; 3.255.984 lượt học sinh, sinh viên các trường PTTH, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp); cấp phát 1.424.879 pano, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu... tại các khu vực công cộng; đăng tải 4.793 lượt thông tin về PCMD trên kênh thông tin của các cơ quan báo chí cấp tỉnh./.
NHB
Từ khóa:
Chủ động tuyên truyền
giáo dục về phòng
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
-
Quảng Ngãi: Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm
23-12-2024 15:36 54
-
Ninh Thuận phấn đấu để người có công có mức sống ổn định so với cộng đồng
02-12-2024 15:43 31
-
Nghệ An nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới
17-12-2024 14:10 45
-
Nhìn lại công tác phòng, chống mại dâm tại một số địa bàn trọng điểm
04-12-2024 14:07 23
-
Tăng cường tuyên truyền nhận biết các hình thức mại dâm trá hình
02-12-2024 14:00 12
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00