Đắk Lắk đảm bảo thực hiện kịp thời chính sách trợ giúp xã hội
(LĐXH)- Thời gian qua, các chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế đã được tỉnh Đắk Lắk chú trọng triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ. Quy trình và công tác xác định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội ngày càng hoàn thiện, minh bạch và có sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân tại cơ sở…
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Đắk Lắk có 51.417 đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm: 45.634 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 5.783 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc và nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng. Tỉnh có 3 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 533 đối tượng, với số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên, người lao động là 156 người.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Đắk Lắk đã chi trả cho 289.904 lượt đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền hơn 118,038 tỷ đồng. Cụ thể, đối với công tác trợ giúp xã hội đột xuất, Đắk Lắk đã hỗ trợ 70 hộ gia đình có người chết, bị thương nặng, nhà bị sập, đổ, trôi cháy và hư hỏng nặng, tổng kinh phí thực hiện 524,6 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ chi phí mai táng 51 hộ gia đình có người chết, kinh phí 278,1 triệu đồng; 06 người bị thương nặng, kinh phí 14,5 triệu đồng; hỗ trợ làm 10 nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, kinh phí 195 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa 03 nhà ở bị hỏng nặng, kinh phí 37 triệu đồng.
Tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Đắk Lắk đã trợ giúp cho 134.151 đối tượng và hộ gia đình. Trong đó có 80.822 hộ nghèo, 22.746 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 1.142 hội viên hội người mù, 2.802 nạn nhân chất độc da cam; 25.881 người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn; 758 đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Tổng kinh phí thực hiện các hỗ trợ gần 46,49 tỷ triệu đồng (ngân sách tỉnh hơn 6,677 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện gần 2,222 tỷ đồng, nguồn vận động trên 37,59 tỷ đồng).
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, tỉnh hiện có 21.955 người cao tuổi đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội, kinh phí thực hiện 35,611 tỷ đồng. Cụ thể gồm: 21.742 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí hơn 35,082 tỷ đồng; 212 người cao tuổi nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, kinh phí 526,4 triệu đồng. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 25.532 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, 6.934 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, 155.284 người cao tuổi có thẻ BHYT, tổng kinh phí thực hiện hơn 98,114 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng có 21.224 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí thực hiện trên 63,078 tỷ đồng. Có 6.156 người khuyết tật được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú; 5.551 người khuyết tật được hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 25 người khuyết tật được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng.
Toàn tỉnh hiện có 1 bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, 2 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh có khoa/phòng/trung tâm phục hồi chức năng, 13 Trung tâm y tế cấp huyện có khoa/phòng/tổ phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tổng kinh phí phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là khoảng 16,548 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 09 người khuyết tật; thực hiện công tác giáo dục và đào tạo đối với 1.430 học sinh khuyết tật trên địa bàn, trong đó có 86 học sinh mầm non, 1.084 học sinh tiểu học, 249 học sinh THCS và 11 học sinh THPT.
Cũng trong thời gian này, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Đắk Lắk đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật với tổng trị giá hơn 2,94 tỷ đồng. Hội đã hỗ trợ trên 4.433 lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với số tiền gần 2,935 tỷ đồng…
Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, để đạt được những kết quả trên, thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội. Các địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực để trợ giúp đột xuất cho các cá nhân, hộ gia đình bị thiếu đói, bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác. Đặc biệt, tỉnh đã chủ động kêu gọi và vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các hội, đoàn thể tham gia vào các hoạt động trợ giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho các đối tượng, đảm bảo công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trên địa bàn.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08