Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 200 cán bộ cấp huyện, xã về công tác An toàn, vệ sinh lao động do Sở LĐ – TB&XH tỉnh Đắk Lắc tổ chức trong 2 ngày 26 -27/6/2024 tại Trường Trung cấp nghề Đắk Lắk
Theo đó, trong tháng 5 và tháng 6/2024 vừa qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động về công tác ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ. Cụ thể, Sở đã phối hợp với các địa phương tổ chức 02 lớp tập huấn cho nông dân ở huyện Cư Kuin về công tác An toàn lao động và 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác ATVSLĐ cho cán bộ cấp huyện và cấp xã với sự tham gia của 200 cán bộ xã phường và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động, công tác ATVSLĐ của tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của người sử dụng lao động và công nhân lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động từng bước được nâng lên. Công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng quan tâm, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đắk Lắk nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã về công tác An toàn vệ sinh lao động
Tuy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được hạn chế nhưng trong môi trường lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo thống kê, năm 2023 trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), trong đó số người chết là 699 người và số người bị thương nặng là 1.720 người. Riêng tỉnh Đắk Lắk năm 2023 xảy ra 2 vụ làm 2 người chết giảm 5 vụ so với năm 2022.
Tập huấn cho nông dân ở huyện Cư Kuin về công tác An toàn lao động
Vì vậy, để thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động cần phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về công tác ATVSLĐ. Đặc biệt, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo để nâng cao vai trò, tránh nhiệm cho cán bộ làm công tác về ATVSLĐ, nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.
Vương Linh
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Nam Định: Đảm bảo an toàn lao động để phát triển bền vững
10-12-2024 15:55 02
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
-
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
12-12-2024 12:17 55