Tham dự buổi lễ có bà H’Yim Kđoh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Nguyễn Hoàng Giang – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh; lãnh đạo Sở, ngành, doanh nghiệp cùng đông đảo người lao động, công nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phát biểu tại buổi lễ, bà H’Yim Kđoh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị các ngành, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, với những nội dung phong phú, hướng về người lao động cả trong khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ đến người sử dụng lao động và người lao động; đặc biệt là những lĩnh vực có nguy cơ, rủi ro cao như: các công trình xây dựng, các mỏ khai thác đá, các cơ sở chế biến gỗ, cơ khí, sử dụng và truyền tải điện...
Quang cảnh Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2023
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh, các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; định kỳ tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức khảo sát, đo kiểm môi trường lao động và có biện pháp hạn chế, loại trừ các yếu tố có hại đến sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; xử lý kịp thời các sự cố, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định về ATVSLĐ, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Đại diện lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk báo cáo tại buổi lễ
Theo đánh giá của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, tính đến thời điểm 30/12/2022, toàn tỉnh có hơn 12.000 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số lao động khoảng 120 ngàn người. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến...
Trao khen thưởng cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác An toàn vệ sinh lao động
Năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước đi vào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo việc làm, thu nhập nâng cao đời sống của người lao động. Theo đó, hoạt động ATVSLĐ tại các doanh nghiệp được quan tâm triển khai thực hiện tốt, nhất là việc chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về ATVSLĐ; nội qui, qui trình, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc; cũng như cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn lao động trong công tác ATVSLĐ vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Qua tổng hợp kết quả, năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ tai nạn lao động làm 7 người chết (giảm 20% so với cùng kỳ năm 2021). Lĩnh vực để xảy ra tai nạn lao động chết người nhiều nhất là ngành xây dựng (chiếm hơn 28%).
Trương Đăng
-
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
28-12-2024 17:05 13
-
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
28-12-2024 17:03 45
-
Hiệu quả từ Tiểu dự án 3 về giải quyết việc làm bền vững ở Sóc Trăng
28-12-2024 17:02 56
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
22-12-2024 14:31 15
-
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
10-12-2024 11:09 04