Đảm bảo việc làm bền vững của công nhân lao động
(LĐXH)- Ngày 4/5/2020, tại Hà Nội, Bộ Lao động - TBXH tổ chức cuộc họp lấy ý kiến góp ý về việc xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện việc làm của công nhân lao động.
Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Lê Văn Thanh dự và chủ trì cuộc họp. Tham dự còn có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ Lao động - TBXH.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh, cho rằng: Để tránh việc trùng lặp những nội dung chính sách đã và đang thực hiện, các cục, vụ cần tập trung làm rõ và đi vào cụ thể 3 mục tiêu chính là: Việc làm bền vững, nâng cao mức sống và việc cải thiện điều kiện là việc của công nhân lao động.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thông tin: Hiện một bộ phận không nhỏ công nhân lao động vẫn chưa có việc làm bền vững, điều kiện lao động ở nhiều doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều. Đời sống công nhân lao động nói chung chưa cao. Sức khỏe của người lao động nhiều nơi chưa được chăm sóc đầy đủ…
Ông Nguyễn Minh Dũng, Trưởng ban Tài chính (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nêu một số vấn đề đang tồn tại liên quan đến việc làm và đời sống người lao động như: Tình trạng chủ doanh nghiệp trốn về nước hoặc bán lại cho một chủ doanh nghiệp khác khiến người lao động không lấy được tiền lương.
Theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - TBXH), cho rằng: Việc xây dựng dự thảo chỉ thị cần phải xác định cụ thể đối tượng, tập trung vào công nhân của các khu công nghiệp và xác định rõ vấn đề và phương án giải quyết.
Cũng theo Cục trưởng Vũ Trọng Bình, tình trạng tín dụng đen là hình thức cho vay trốn thuế nhưng cho vay nhanh gọn, dễ dàng tiếp cận công nhân thu nhập thấp. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những hỗ trợ cho vay thông qua các đoàn thể để giảm thiểu vấn đề này.
Liên quan đến việc xây dựng dự thảo chỉ thị, Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - TBXH) Nguyễn Huy Hưng, cho rằng: Muốn đảm bảo việc làm bền vững, cần đảm bảo quyền tiền lương và an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống và cải thiện môi trường làm việc của người lao động. Do vậy, chỉ thị cần tập trung việc hoàn thiện thể chế, đảm bảo quyền của người lao động, tạo việc làm và cải thiện đời sống người lao động bằng tiền lương, cải thiện điều kiện nơi làm việc, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, chăm lo đến những đối tượng lao động yếu thế, hỗ trợ những vấn đề liên quan đến hạ tầng cơ sở và thực hiện quyền tham gia đối thoại của người lao động…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48