Doanh nghiệp ở Tây Ninh có nhu cầu tuyển dụng 15.000 lao động
(LĐXH)- Dự kiến trong năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát ổn định, khoảng hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có nhu cầu tuyển dụng 15.000 lao động, tập trung chủ yếu ở các ngành nghề công nghiệp; cụ thể, không có trình độ 10.000 người, sơ cấp và trung cấp 4.100 người, cao đẳng và đại học 900 người.
Thông tin này được đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tây Ninh cho biết tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với một số địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động được tổ chức vào ngày 3/11.
Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế đang hoạt động, gồm: KCN Trảng Bàng, KCN Linh Trung 3, KCN Thành Thành Công, KCN Phước Đông, KCN Chà Là và 02 Khu kinh tế là Mộc Bài và Xa Mát.
Toàn tỉnh có 5.786 doanh nghiệp (32 doanh nghiệp nhà nước, 5.452 doanh nghiệp dân doanh, 302 doanh nghiệp FDI). Tình hình sử dụng lao động tại thời điểm tháng 10/2021, chia theo loại hình doanh nghiệp là 167.983 người (doanh nghiệp Nhà nước 7.943 người, doanh nghiệp dân doanh 47.814 người, doanh nghiệp FDI 112.226 người)...
Về nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, theo khảo sát đến quý 4/2021, Tây Ninh có 48 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng 12.629 người, tập trung ở các ngành nghề công nghiệp; cụ thể, không có trình độ 8.477 người, sơ và trung cấp 3.427 người, cao đẳng và đại học 725 người. Dự kiến vào năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 ổn định, khoảng trên 50 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng 15.000 người, tập trung ở các ngành nghề công nghiệp; cụ thể, không có trình độ 10.000 người, sơ cấp và trung cấp 4.100 người, cao đẳng và đại học 900 người; trong đó tập trung ngành công nghiệp 14.600 người, ngành nông - lâm - thủy sản 100 người, ngành thương mại - dịch vụ 300 người.
Đến cuối tháng 10, tỉnh Tây Ninh có 47.814 người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động từ các tỉnh, thành phố di chuyển đến làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và ngược lại; từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh cũng đã xây dựng phương án phối hợp tổ chức đưa, đón người lao động trở lại làm việc, song phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định...
Về kết quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên địa bàn, tính đến ngày 1/11, nhìn chung tỉnh Tây Ninh đã thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.
Cụ thể, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiếp nhận danh sách đề nghị và đã thực hiện giảm đóng cho 189.225 người lao động với số tiền 59,7 tỷ đồng. Thực hiện chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 774 người lao động với số tiền 964,3 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, đến tỉnh chưa phát sinh hồ sơ.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Tổng số nhu cầu kinh phí dự toán là 157.545 người, với số tiền 593,8 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 13.316 người, với số tiền 49,7 tỷ đồng; các địa phương đã thực hiện chi trả cho 372 người, với số tiền 1,4 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: Tổng số nhu cầu kinh phí dự toán là 27.151 người, số tiền 34,9 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 04 người, với số tiền 04 triệu đồng; các địa phương đã thực hiện chi trả cho 04 người, với số tiền 04 triệu đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tổng số nhu cầu kinh phí dự toán là 9.505 người, số tiền 39,2 tỷ đồng; UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 08 người, với số tiền 35,6 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế, UBND tỉnh Tây Ninh đã phê duyệt hỗ trợ 8.524người, với số tiền 11,5 tỷ đồng. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 7.722 người, kinh phí 10,5 tỷ đồng, đạt 91% trên tổng số được phê duyệt.
Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch, UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 13 người, với số tiền 48,2 triệu đồng. Đến nay, đã thực hiện chi trả cho 12 người, với số tiền 44,5 triệu đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, toàn tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ gần 400 hộ, với số tiền 1,197 tỷ đồng. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 232 hộ, với số tiền 969 triệu đồng.
Về chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, Ngân hàng chính sách xã hội đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn và phê duyệt cho vay của 112 người với số tiền 1,1 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) và các đối tượng đặc thù khác, Tây Ninh đã phê duyệt hỗ trợ cho 101.278 người, với số tiền 151,9 tỷ đồng. Hiêncác địa phương đã thực hiện chi trả cho 96.535 người, với số tiền 144,8 tỷ đồng.
Tiếp đến, thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tây Ninh đã thực hiện phê duyệt giảm đóng cho 1.846 đơn vị, tương ứng 187.736 lao động, với số tiền 7,4 tỷ đồng. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ bằng tiền mặt cho 106.138 người lao động với số tiền 242,5 tỷ đồng, đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho 101.248 người với kinh phí 230,4 tỷ đồng.
Thời gian tới, tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời chính xác cho các đối tượng khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ cũng như Quyết định của UBND tỉnh về hỗ trợ lao động tự do, hỗ trợ lao động đặc thù của địa phương.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48