"Đối thoại chính sách Cao cấp APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là một bằng chứng về cam kết của các nền kinh tế APEC nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, nhằm vun đắp tương lai chung về một APEC năng động, hòa bình, đi đầu trong tăng trưởng và liên kết toàn cầu, có khả năng ứng phó với những biến đổi kinh tế - tài chính và những thách thức do thiên nhiên và con người gây ra" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh; đồng thời bày tỏ tin tưởng, những sáng kiến, kinh nghiệm và bài học tốt về các chính sách và thực tiễn từ các nền kinh tế APEC hướng tới tương lai việc làm tốt đẹp hơn. Trong đó,chủ động đào tạo nguồn nhân lực, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực chung nhằm tiếp tục cụ thể hóa và hiện thực hóa những chỉ đạo, định hướng của Lãnh đạo Cấp cao, đồng thời bổ sung cho các sáng kiến và chương trình hành động hiện hành của APEC hướng tới việc làm bền vững, bao trùm cho tất cả mọi người.
Tại Đối thoại, các đại biểu và diễn giả đã thảo luận về những hàm ý của số hóa đối với việc làm tương lai và những thách thức và cơ hội mà nó sẽ mang đến cho người lao động và cộng đồng của họ. Để giải quyết những thách thức này, các nền kinh tế APEC khuyến nghị: cần tập trung đặc biệt vào các kỹ năng, giáo dục và đào tạo để đảm bảo rằng những người tham gia thị trường lao động có khả năng tận dụng tốt những cơ hội mới. Đặc biệt chú ý để “ không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách bảo trợ xã hội cần được thực hiện để hỗ trợ những lao động bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi cơ cấu.
Đại biểu các nền kinh tế APEC cũng sẽ xem xét Khung phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số nhằm đưa ra một loạt các chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị cho những người tham gia thị trường lao động về những thách thức và cơ hội trong việc làm hiện tại và xa hơn trong tương lai, góp phần vào những sáng kiến và đóng góp của APEC vào những nỗ lực toàn cầu, bao gồm cả sáng kiến của ILO “Tương lai việc làm” và những nỗ lực nhằm đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như tăng cường sự thịnh vượng chung cho khu vực. Khung này sẽ được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng APEC và Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Kinh tế vào tháng 11 năm 2017, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Kết quả của Đối thoại sẽ là một văn kiện về Phát triển nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên số, dự kiến được thông báo vào chiều nay.Minh Ngọc
-
Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
16-11-2024 12:05 10
-
Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
16-11-2024 05:44 51
-
Các nhà lãnh đạo trẻ khát vọng xây dựng một ASEAN kết nối và sáng tạo hơn
16-11-2024 05:44 41
-
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
05-11-2024 14:56 51
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cần tập trung vào Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao
04-11-2024 20:35 46
-
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng (Bài 2)
16-10-2024 15:40 32