Đồng Tháp nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%
(LĐXH)- Ngày 19/8, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về việc hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu phấn nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79% vào năm 2025.
Đây sẽ là tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước. Đảm bảo người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng làm việc, có nhu cầu tìm kiếm việc làm đều được tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, mục tiêu mà tỉnh đặt ra đến năm 2025 là tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79% (đào tạo nghề đạt 57%). Góp phần giải quyết việc làm cho từ 30.000 lao động trở lên/năm, trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 1.500 người trở lên/năm.
Tỉnh phấn đấu duy trì tỉ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 1,00%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,8%; giảm tỉ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 1%. Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% trở lên; tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp dưới 40%.
Công nhân lao động tại Khu công nghiệp Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp)
Đối với giải pháp hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động, tỉnh Đồng Tháp sẽ cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Đồng thời, khuyến khích người sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số; thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn thị trường lao động. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
Về hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, tỉnh triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động; lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung theo cấp tỉnh; có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lữu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động.
Tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp kết nối, truyền tải, chia sẽ dữ liệu về lao động, kịp thời cung cấp các thông tin thiết yếu đến người dân. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới trong hoạt động giao dịch việc làm; triển khai công cụ quản lý chung, thống nhất hoạt động trên toàn tỉnh về dịch vụ việc làm. Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm theo hướng vừa là nơi thực hiện các giao dịch việc làm, vừa là nơi kết nối thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động của tỉnh...
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cũng đề ra giải pháp về hỗ trợ phát triển mạng lưới an sinh và bảo hiểm để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động, trong đó có ciệc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động; triển khai thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm để thực hiện các mục tiêu về phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021 – 2025.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội; thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động theo quy định của pháp luật. Tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung – cầu lao động.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48